Dạo gần đây, tôi có chứng kiến một sự việc ồn ào. Một đôi vợ chồng nọ ở nhà chung do hai người cùng nhau đóng góp xây nên. Khi người vợ ngỏ ý muốn lập bàn thờ bố mẹ đẻ, người chồng cũng đồng ý. Chuyện không có gì đáng nói cho đến khi họ bàn về nơi đặt bàn thờ cho nhà vợ.
Thay vì cho vợ thờ cúng bố mẹ đẻ trong nhà như bố mẹ chồng, người chồng lại xây một bàn thờ nhỏ đặt ngoài góc sân (diện tích khoảng 0.5 m2) làm chỗ đặt di ảnh và bát hương. Thành thử mỗi lần mưa gió, người vợ cứ phải chạy ra sân mới thắp hương được cho bố mẹ.
Một gia đình khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Người vợ tâm sự rằng nhà đang ở là do bên ngoại (bố mẹ vợ) để lại, nhưng khi ông bà mất đi, muốn lập bàn thờ để trong nhà thì chồng nhất định không chịu.
>> Mâm cơm cúng báo hiếu mùa Vu Lan
Lý do theo người chồng là: "Thông gia không thể ở chung trong nhà, do trong nhà đã thờ bố mẹ chồng. Trần sao thì âm vậy, nên vợ muốn thờ bố mẹ đẻ thì phải tính cách khác chứ không được lập bàn thờ để trong nhà".
Tnăm nay đã U50, sống quá nửa đời người, nhưng thú thực cũng không hiểu nổi suy nghĩ, quan điểm này. Liệu việc không thờ chung bố mẹ vợ trong nhà chồng có đúng với tín ngưỡng, văn hóa Việt Nam hay không?
Theo tôi biết, người Việt có văn hóa thờ cúng là để tưởng nhớ tới người thân đã mất, chứ tôi chưa bao giờ nghe chuyện chỉ được thờ bố mẹ chồng mà không được thờ bố mẹ vợ cả.
Rồi giải quyết thế nào khi hai vợ chồng đều là con một và đều muốn thờ cúng cả cha mẹ ruột của mình?
- Than thở 'mất chơi Tết vì quần quật nấu ăn'
- Tự làm khổ mình vì Tết
- 30 năm ám ảnh dọn dẹp, nấu nướng ngày Tết
- Cả Tết ăn đồ thừa
- Mẹ tôi mấy chục năm nấu cỗ Tết
- Tôi không đốt vàng mã 10 năm nay