Có vài vấn đề cố hữu đã trở thành "bệnh" của nhân viên Việt:
Thứ nhất, bệnh của các nhân viên là luôn nhìn mức lương tính chất công việc của người khác rồi bất mãn khi thấy mình chăm như thế, chẳng kém gì họ mà lương sao ít hơn? Sau đó, nhiều người lại chạy liên tục để tìm chỗ lương cao nhưng việc nhẹ hơn theo ý mình.
Thứ hai, nhiều người không lo học hỏi, cải tổ lại bản thân và kiến thức để phù hợp với nhu cầu mới của thị trường. Thay vào đó, họ chỉ dựa trên kinh nghiệm kiến thức sẵn có để lo tìm việc.
Thứ ba, khi có chút kinh nghiệm do làm việc lâu năm, nhiều người lại bị thêm tình trạng ảo tưởng sức mạnh bản thân.
Thứ tư, các Giám đốc khổ sở vì kỹ năng mềm của nhân viên quá kém dù kiến thức của họ khá ổn. Từ giao tiếp xử lý công việc tới khách hàng, cho đến chuyện xin thôi việc, bàn giao việc lại cho công ty hay người kế nhiệm cũng thể hiện thái độ qua cầu, mặc kệ. Những người như vậy chỉ có thể đủ ăn. Muốn giàu, bạn phải có phải có uy tín - thứ phải gây dựng bằng tổng hợp nhiều yếu tố.
Sinh viên mới ra trường cũng vậy bị tình trạng như vậy. Tôi từng nghe một ông Giám đốc tâm sự rằng công ty có nhân viên tốt nghiệp loại giỏi, làm cũng khá chuyên môn, nhưng kỹ năng thì phải cả đội đi theo hỗ trợ. Có lần, người nhân viên đó đề xuất Giám đốc tăng lương bằng câu: "Mẹ em bảo, với trình độ của em, nhiều công ty khác ở ngoài họ trả lương cao hơn nhiều công ty mình hiện nay...". Kết quả, nhân viên đó bị cho thôi việc.
>> Năm tư tưởng sai lầm khiến người trẻ đua nhau nhảy việc
Các công ty tầm trung trở lên ở Việt Nam có đào tạo nhân viên, nhưng nhân viênở Việt Nam chỉ thích dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết sẵn có. Đây là bệnh cỗ hữu. Đó là lý do các sếp dùng nhân viên đến một mức nào đó là loại để nạp người trẻ hơn, đáp ứng được kỹ thuật tiên tiến hơn. Công ty nào cũng họp nhân viên nhiều, nhưng đặc tính của nhân viên là chỉ nêu vướng mắc khó khăn chứ không đề xuất giải pháp khắc phục. Họ phụ thuộc hoàn toàn giải pháp vào các sếp, coi đó không phải việc của mình. Còn việc sếp có lên lương cho nhân viên hay không chủ yếu là do họ không đủ yếu tố. Sếp chỉ thuê họ một thời gian vài năm (nhiều là 10 năm) rồi bỏ vì tư duy quá lạc hậu với thị trường.
Trong quá trình làm, ai đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì họ đã nâng dần vị trí để đào tạo thành lãnh đạo. Các lớp học cũng chỉ đáp ứng được phần nhỏ, đa phần công ty đào tạo bằng vị trí thực tiễn chuyển giao, hỗ trợ cách quản trị... nhưng chỉ đào tạo những người họ đánh giá đạt đủ độ tin cậy. Chứ chẳng công ty nào dại gì bỏ tiền ra đào tạo cho những người không xứng đáng. Với những người đó, họ sử dụng lao động và trả công sòng phẳng là xong. Nhân viên cũng phải phân loại chứ đâu thể ai cũng bỏ tiền ra để giữ họ lại.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.