
Tư thế ngồi gập người (Paschimottanasana) giúp xoa bóp các cơ quan bụng và kéo căng cơ lưng dưới, cải thiện tiêu hóa và giảm viêm ở thận. Bài tập còn tăng lưu thông máu tươi lên đầu, từ đó thư giãn tinh thần và giảm chứng mất ngủ, trầm cảm và lo lắng.
Cách thực hiện: Ngồi thẳng lưng với hai chân duỗi thẳng về phía trước, các ngón chân thả lỏng. Di chuyển tay sang hai bên và giơ thẳng lên cao về phía trần nhà, sau đó, hít vào và kéo căng cột sống. Thở ra, cúi người về phía trước và gập ở phần hông. Giữ trong 10 phút rồi trở về tư thế ban đầu. Lưu ý mỗi lần hít vào hãy kéo căng cột sống và gập người về phía trước sâu hơn khi thở ra.
Tư thế ngồi gập người (Paschimottanasana) giúp xoa bóp các cơ quan bụng và kéo căng cơ lưng dưới, cải thiện tiêu hóa và giảm viêm ở thận. Bài tập còn tăng lưu thông máu tươi lên đầu, từ đó thư giãn tinh thần và giảm chứng mất ngủ, trầm cảm và lo lắng.
Cách thực hiện: Ngồi thẳng lưng với hai chân duỗi thẳng về phía trước, các ngón chân thả lỏng. Di chuyển tay sang hai bên và giơ thẳng lên cao về phía trần nhà, sau đó, hít vào và kéo căng cột sống. Thở ra, cúi người về phía trước và gập ở phần hông. Giữ trong 10 phút rồi trở về tư thế ban đầu. Lưu ý mỗi lần hít vào hãy kéo căng cột sống và gập người về phía trước sâu hơn khi thở ra.

Tư thế lạc đà (Ustrasana) được khuyến khích để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng nước tiểu, rối loạn tiết niệu, bằng cách kéo giãn và làm săn chắc các cơ quan ở bụng, bao gồm cả thận. Bài tập này còn hỗ trợ cơ bắp linh hoạt và cải thiện lưu thông máu đến thận.
Cách thực hiện: Quỳ gối trên thảm, chống chắc 10 đầu ngón chân trên thảm. Nghiêng mình qua phải, dùng tay phải chạm hoặc nắm vào lòng bàn chân phải, sau đó thực hiện tương tự với bên trái, rồi ngửa đầu ra sau, thở ra. Cố gắng giữ thẳng tay và đổ dồn lực vào cánh tay, đồng thời rướn người về phía trước sao cho bắp đùi vuông góc với sàn một góc 90 độ. Giữ tư thế 10-20 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Nếu cơ thể đủ dẻo có thể dùng đôi tay chống hẳn lên thắt lưng, sau đó ngửa người ra sau và chống hai tay xuống sàn.
Tư thế lạc đà (Ustrasana) được khuyến khích để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng nước tiểu, rối loạn tiết niệu, bằng cách kéo giãn và làm săn chắc các cơ quan ở bụng, bao gồm cả thận. Bài tập này còn hỗ trợ cơ bắp linh hoạt và cải thiện lưu thông máu đến thận.
Cách thực hiện: Quỳ gối trên thảm, chống chắc 10 đầu ngón chân trên thảm. Nghiêng mình qua phải, dùng tay phải chạm hoặc nắm vào lòng bàn chân phải, sau đó thực hiện tương tự với bên trái, rồi ngửa đầu ra sau, thở ra. Cố gắng giữ thẳng tay và đổ dồn lực vào cánh tay, đồng thời rướn người về phía trước sao cho bắp đùi vuông góc với sàn một góc 90 độ. Giữ tư thế 10-20 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Nếu cơ thể đủ dẻo có thể dùng đôi tay chống hẳn lên thắt lưng, sau đó ngửa người ra sau và chống hai tay xuống sàn.

Tư thế góc cố định (Cobbler Pose) cải thiện tính linh hoạt và giãn hông, đùi trong, bẹn. Ngoài ra, động tác này còn giảm áp lực do ngồi nhiều.
Cách thực hiện: Ngồi trên sàn, thả lỏng hai chân về phía trước. Thở ra, uốn cong đầu gối, kéo gót chân về phía xương chậu, duỗi đầu gối sang hai bên và ấn lòng bàn chân vào nhau. Chú ý ngồi thẳng lưng, không dùng tay ấn đầu gối xuống hoặc cố gắng ép đầu gối chạm sàn khi thực hiện.
Tư thế góc cố định (Cobbler Pose) cải thiện tính linh hoạt và giãn hông, đùi trong, bẹn. Ngoài ra, động tác này còn giảm áp lực do ngồi nhiều.
Cách thực hiện: Ngồi trên sàn, thả lỏng hai chân về phía trước. Thở ra, uốn cong đầu gối, kéo gót chân về phía xương chậu, duỗi đầu gối sang hai bên và ấn lòng bàn chân vào nhau. Chú ý ngồi thẳng lưng, không dùng tay ấn đầu gối xuống hoặc cố gắng ép đầu gối chạm sàn khi thực hiện.

Tư thế gác chân (Uttanpadasana) tăng cường sức mạnh các cơ ở lưng, hông, bụng và vùng xương chậu. Điều này hỗ trợ cải thiện chức năng của tuyến tụy, thận, gan và giảm cơn đau do sỏi thận.
Cách thực hiện: Nằm xuống sàn với cột sống thẳng. Giữ hai tay ở hai bên cơ thể, lòng bàn tay hướng xuống đất. Thở ra rồi hít vào từ từ đồng thời nâng chân lên một góc 90 độ. Giữ hai chân thẳng, vuông góc với cơ thể và các ngón chân hướng lên trên. Giữ tư thế này và thở bình thường trong 15-20 giây. Sau đó, từ từ hạ chân xuống và lặp lại 5 lần.
Tư thế gác chân (Uttanpadasana) tăng cường sức mạnh các cơ ở lưng, hông, bụng và vùng xương chậu. Điều này hỗ trợ cải thiện chức năng của tuyến tụy, thận, gan và giảm cơn đau do sỏi thận.
Cách thực hiện: Nằm xuống sàn với cột sống thẳng. Giữ hai tay ở hai bên cơ thể, lòng bàn tay hướng xuống đất. Thở ra rồi hít vào từ từ đồng thời nâng chân lên một góc 90 độ. Giữ hai chân thẳng, vuông góc với cơ thể và các ngón chân hướng lên trên. Giữ tư thế này và thở bình thường trong 15-20 giây. Sau đó, từ từ hạ chân xuống và lặp lại 5 lần.

Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana) giúp kéo căng cơ bụng và tăng cường sức mạnh quanh vai, cánh tay và cơ lưng. Ngoài ra, nó cũng có thể cải thiện tư thế, tăng cường lưu thông máu, kích thích các cơ quan ở vùng bụng và tối ưu hóa chức năng thận, do đó ngăn ngừa các vấn đề về thận.
Cách thực hiện: Nằm sấp xuống sàn, giữ các ngón chân sát vào nhau và dùng lực ấn đùi, hông sát sàn. Sau đó hít sâu, dùng lực ở hai tay và từ từ nâng phần thân trên lên. Lưu ý đẩy cơ thể cho đến khi căng ra, kéo hai vai sát vào nhau và giữ chặt hông. Giữ nguyên tư thế trong 15-30 giây, lặp lại nếu cần và tùy theo sức.
Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana) giúp kéo căng cơ bụng và tăng cường sức mạnh quanh vai, cánh tay và cơ lưng. Ngoài ra, nó cũng có thể cải thiện tư thế, tăng cường lưu thông máu, kích thích các cơ quan ở vùng bụng và tối ưu hóa chức năng thận, do đó ngăn ngừa các vấn đề về thận.
Cách thực hiện: Nằm sấp xuống sàn, giữ các ngón chân sát vào nhau và dùng lực ấn đùi, hông sát sàn. Sau đó hít sâu, dùng lực ở hai tay và từ từ nâng phần thân trên lên. Lưu ý đẩy cơ thể cho đến khi căng ra, kéo hai vai sát vào nhau và giữ chặt hông. Giữ nguyên tư thế trong 15-30 giây, lặp lại nếu cần và tùy theo sức.
Huyền My (Theo Times of India, Netmeds)
Ảnh: Freepik
Độc giả gửi câu hỏi bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp |