Hút thuốc là yếu tố nguy cơ dẫn tới ít nhất 17 loại ung thư, gồm ung thư bàng quang, ung thư vú và ung thư tuyến tụy. Ước tính, thói quen hút thuốc lá giết chết gần 6 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Khói thuốc lá là một hỗn hợp các chất hóa học, trong đó có ít nhất 70 chất gây ung thư.
Mặt khác, các nhà khoa học Anh và Pháp vừa phát hiện cơ chế khiến ô nhiễm không khí cũng có thể gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Nghiên cứu công bố tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Ung thư Y tế Châu Âu ở Paris, hôm 11/9. Các chuyên gia đã chỉ ra mối nguy tiềm ẩn của những hạt nhỏ, thải ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến sức khỏe con người, trong đó có thể gây nên ung thư phổi.
Hít phải khói thuốc lá sẽ đưa các hợp chất gây ung thư xuống miệng, mũi hoặc khí quản, làm tổn thương mô và tế bào phổi. Khói thuốc làm hỏng niêm mạc phổi và lông mao (những sợi lông mịn giúp làm sạch chất nhầy và các hạt bụi nhỏ, giữ phổi luôn thông thoáng).
Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim, làm hỏng các mạch máu và tăng khả năng hình thành cục máu đông hoặc tích tụ mảng bám, có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Hút thuốc làm hỏng nướu và gây sâu răng. Nó ảnh hưởng đến thực quản và dạ dày, gây bệnh trào ngược thực quản. Các độc tố từ thuốc lá xâm nhập vào máu và được đưa đến các cơ quan trên khắp cơ thể, tạo ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe.
Theo nghiên cứu ung thư, ngay cả những cơ quan không tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc cũng bị ảnh hưởng. Các nhà khoa học đã phát hiện 18 đột biến trong mỗi tế bào bàng quang và 6 đột biến mới trong mỗi tế bào gan mỗi năm của người hút ít nhất một bao thuốc lá mỗi ngày.
Câu 2. Chỉ hút vài điếu thuốc lá mỗi ngày không có hại. Đúng hay sai?