Bài viết Cố chen vào đại học có thể trả giá bằng tiền bạc và tuổi trẻ của tác giả Mai Xuân Nam nhận được nhiều tranh luận, nhiều độc giả cho rằng có sự khác biệt rất lớn về thăng tiến sự nghiệp giữa những người học và không học đại học:
Tôi học xong đại học và làm Freelancer (làm công việc tự do), tôi chỉ cần ngồi ở nhà với một cái máy vi tính để làm các công việc chạy Ads (quảng cáo), Design (thiết kế), Digital, mỗi tháng đều kiếm trên 10 triệu đồng. Một cái chạm trên smartphone cũng có thể tạo ra tiền. Đây là thành quả mà tôi đã bỏ công ra học ở trường đại học.
Tác giả chỉ vẽ ra tiêu cực của đại học, đúng là bây giờ vào đại học dễ hơn xưa, nhưng đại học tốp đầu vẫn là nơi người giỏi theo học. Không nên có thành kiến về việc học, dù ở bất kỳ giai đoạn nào.
Các bạn học đại học mà phải làm công nhân, thì đa phần các bạn phải tự xem lại mình, xem từ cách chọn nghề, cách phấn đấu... Đại học là điều kiện cần mà thôi, tại sao ta lại cứ so sánh anh công nhân lương 10 triệu đồng, với anh tốt nghiệp đại học lương 6 triệu? Giữa họ có sự khác biệt rất lớn, cơ hội tương lai, nhân sinh quan trong cuộc sống, mối quan hệ gia đình và xã hội...
Điều đó không thể cân đo bằng tiền. Xã hội là muôn màu, cá nhân muốn thành đạt, hạnh phúc cần rất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng là phải cố gắng vươn lên dù trong bất cứ hoàn cảnh và ngành nghề nào.
>> Khởi nghiệp phá sản, bạn gái chia tay, tôi làm 3 công việc để trang trải
Một giờ làm việc của một CEO có thể kiếm được số tiền bằng anh làm quần quật trong một tháng thậm chí một năm đối với những tập đoàn lớn. Đó là tôi chỉ nói trong những ngành thiên về kinh tế, doanh nghiệp, còn những người có công việc đặc thù như bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu... thì càng không thể không học đại học.
Giá trị một con người không phải chỉ là số tiền họ làm ra, nếu như vậy thì rẻ tiền lắm, cái quan trọng là kiến thức được học và những đóng góp cho xã hội. Tư tưởng chỉ cần kiếm tiền là đủ khiến người ta không thiết tha đóng góp nữa.
Anh bước vào đại học khi anh đã đủ 18 tuổi, đại học cung cấp kiến thức cho anh chứ không phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời anh như giáo dục phổ thông. Chuyện anh không giỏi ngoại ngữ, không giỏi tin học, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm là do tự anh không chịu trau dồi lấy chứ có phải lỗi của nhà trường đâu, một sinh viên năm thứ 3 đã có thể đi thực tập, đầu năm thứ 4 đã có thể xin được việc làm part-time hoặc full-time rồi.
>> Nhiều công ty 'vắt chanh' nhân viên, vì nghĩ dễ tuyển người
Nhiều doanh nghiệp còn vào tận trường để tìm sinh viên về làm cho họ. Tại sao có sinh viên tìm được việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường còn số khác thì không, bởi vì anh không chủ động và chịu rèn luyện để nâng cao bản thân mình. Anh chọn đi làm hay đi học thì đều phải giỏi nếu không anh sẽ bị đào thải, đó là quy luật không thể trách ai được.
Bạn là một công nhân, để có được số tiền trên 10 triệu đồng một tháng bạn phải tăng ca và làm việc hơn 8 tiếng một ngày, 7h30 vào làm việc 9-10h đêm về nhà, thời gian đâu bạn dành cho gia đình và các hoạt động giải trí khác.
Một tài xế taxi có thể kiếm được một triệu đồng mỗi ngày nhưng anh ta phải rong ruổi suốt ngày ngoài đường đến tối mịt và cả lễ tết cũng không được nghỉ, nghỉ ngày nào mất ngày đó. Anh làm shipper bất chấp mưa gió, nắng nôi để đi giao hàng và bị "bùng", thế là ôm đủ.
Một người làm văn phòng công ty hiện nay lương trung bình khi mới ra trường khoảng 5-6 triệu đồng, làm việc hiệu quả sẽ được thưởng doanh số, KPI, và cơ hội thăng tiến, tăng lương.
>> Cử nhân kẻ có việc, người không, sao vội trách nhà tuyển dụng?
Sáng tôi đưa con đến trường lúc 8h vào công ty, 5h về đón con gia đình cùng đi công viên ăn tối, một công nhân bình thường có làm được điều này không? Anh làm công nhân thì suốt đời cũng sẽ làm công nhân trừ khi anh nghỉ việc và tự ra ngoài mua bán, ngược lại một người có bằng đại học làm văn phòng chỉ cần làm tốt công việc của mình liền được đề bạt vào những vị trí cao hơn. Em gái tôi sinh năm 1995 ra trường năm 2017, năm 2018 trở thành giám đốc nhân sự một công ty với mức lương hơn 20 triệu đồng, anh bỏ học đi làm từ năm 12, 4-5 năm sau anh có được vị trí và mức lương này không?
"Các công ty đôi khi họ không cần ĐH đâu. Họ tuyển người dựa trên năng lực đang có ấy. Các bạn cứ giữ thái độ đó thì mãi thất nghiệp thôi".
Tôi thấy cách bạn nói hơi phiến diện, đồng ý rằng thái độ làm việc quyết định sự thành công của các bạn nhưng 4 năm ĐH ngoài việc học kiến thức ra thì còn bao nhiêu kỹ năng sống có thể tiếp thu được nên vừa học vừa trải nghiệm xã hội (đi làm thêm, đi từ nguyện, tập tành buôn bán...). Tôi chưa thấy ai được thăng tiến ở chức vụ cao hơn ở các công ty/doanh nghiệp mà không có bằng đại học.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.