Sau bài viết Nhiều lao động nghỉ việc vì lương thưởng thấp, nhiều độc giả có ý kiến:
Cuối năm tôi đạt chỉ tiêu công ty đề ra cho năm, thậm chí còn vượt chỉ tiêu 10% và sếp nói sẽ tăng lương. Đúng là tôi được tăng lương thật và mức tăng lương là 400.0000 đồng/ tháng, nếu so mức sống TP HCM không là gì cả. Tôi nhảy qua công ty khác và được trả lương cao hơn rất nhiều công ty cũ .
Phải nhìn nhận thực tế rằng hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn có suy nghĩ trong đầu người ở ngoài đầy, thích thì tuyển là có ngay nên họ không hề quan tâm đến việc giữ chân nhân viên.
Tôi đã từng làm 10h/ngày, các sếp đều đánh giá cao năng lực của tôi, nhưng lương không tăng một đồng. Cho tới khi tôi quyết định nghỉ tìm vị trí khác lương xứng đáng hơn, thì họ mới chịu tăng lương 30% cho tôi.
Quán trọng là mặt bằng lương của công ty có cạnh tranh với các công ty khác hay không thôi. Nếu không cạnh tranh, nhân viên ra đi cũng hợp lý vì người ta đi làm cũng vì cơm gạo áo tiền, chẳng ai chê lương cao cả.
Làm việc trong môi trường "vắt chanh bỏ vỏ", thiếu sự ghi nhận và kém trân trọng người cũ và ưu tiên người nhà (mặc dù người nhà thiếu tài và năng lực) thì không thể hiểu được.
Rất nhiều nhân sự giỏi, làm việc quần quật và đóng góp trong thời gian dài nhưng chưa chắc đã nhận được lương như mong muốn, và thậm chí còn nhận được thấp hơn người "đi bằng đầu gối và cái lưỡi biết múa".
Đến khi nhân sự đó cảm thấy không ổn và năng suất lao động giảm đi một chút, thì cũng là lúc lãnh đạo đánh giá tiêu cực và gây rất nhiều áp lực.
Đó là thực trạng rất rất nhiều các doanh nghiệp đang gặp phải. Nó làm phí hoài trí lực và sức lao động của người làm được việc. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu chất xám của một số doanh nghiệp hoạt động theo hình thức "gia đình trị".
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.