Kể từ khi xã hội loài người được phân công lao động, các hình thức trao đổi buôn bán hàng hóa của xã hội sẽ diễn ra theo từng mức độ dưới đây:
1. Thị trường tổ chức ở mức độ thấp tự cung tự cấp - chứng chỉ niềm tin bằng huyết thống
Đây là hình thức tự sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu bản thân và người thân, cộng đồng quy mô nhỏ. Con người không cần bất kỳ chứng chỉ hành nghề hay nhãn mác hàng hóa nào. Chứng chỉ niềm tin có giá trị tin tưởng trong sử dụng hàng hóa là tình người, tình thân, máu mủ. Ví dụ: trong quy mô gia đình, khi mẹ nấu cơm thì con cái và người bố sẽ ăn mà không đòi hỏi bất kỳ chứng chỉ hành nghề nào liên quan tới nấu ăn của người mẹ, cũng không đòi hỏi cơm phải có nhãn mác, có thuế giá trị gia tăng...
2. Thị trường tổ chức ở mức vừa phải trao đổi quy mô kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể - chứng chỉ niềm tin bằng tình cảm cộng đồng
Đây là hình thức phân công lao động giữa các hộ gia đình với nhau. Họ sẽ trao đổi hàng hóa qua lại giữa hai hộ gia đình bằng chứng chỉ "quen biết, tình cảm láng giềng" tận mắt thấy, tai nghe về công việc của đối phương. Đương nhiên, người nhận cũng sẵn sàng chấp nhận được các rủi ro nhỏ ở mức độ nhất định. Ví dụ: gia đình hàng xóm đi biếu (tặng, bán...) hàng xóm khác một chục quả trứng gà, nào có ai đòi hỏi người biếu phải có chứng chỉ kỹ sư nông nghiệp, trứng phải có nhãn mác... Lúc này, người nhận trứng cũng sẽ có thể chấp nhận một số rủi ro như trứng bị hỏng, thối và không thể đòi bồi thường, hoặc phải tự dàn xếp nếu muốn đòi quyền lợi như bị ngộ độc trứng.
3. Thị trường tổ chức ở mức độ cao trao đổi quy mô kinh tế ở mức độ doanh nghiệp vừa và nhỏ - chứng chỉ hàng hóa nhãn mác
Đây là hình thức phân công lao đông ở quy mô sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp. Lúc này, hàng hóa muốn bán được phải có nhãn mác hướng dẫn sử dụng, thông tin chất lượng sản phẩm, thông tin nguồn gốc sản xuất, mức độ bồi thường rủi ro cho người tiêu dùng bằng pháp luật. Ở trạng thái thị trường này, người tạo ra sản phẩm phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về mặt sản xuất và mức độ cam kết bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng tuân theo luật pháp. Nhà nước sẽ tiến hành quản lý và tham gia tranh chấp bồi thường, bồi hoàn giữa người tiêu dùng và người sản xuất.
Để đảm bảo chất lượng của nhà sản xuất thì một loạt quy định về an toàn sản xuất, chất lượng, chỉ tiêu... được tạo ra. Doanh nghiệp phải đáp ứng được một số quy trình sản xuất nhất định để đảm bảo niềm tin với các cơ quan công quyền, quản lý thị trường... do đó phải lấy một số chứng chỉ về sản xuất như ISO... Lúc này để lấy được chứng chỉ, họ phải có người thông thạo, hiểu biết về pháp luật và quy trình. Mức độ hiểu biết và quy trình đó được tập hợp lại để dạy, hướng dẫn cho những lớp người tiếp theo kế cận công việc sẽ sinh ra bằng cấp, chứng chỉ.
4. Thị trường tổ chức ở mức độ rất cao trao đổi quy mô doanh nghiệp lớn, siêu lớn - chứng chỉ bảo hiểm sản phẩm
Đây là hình thức tổ chức phân công lao động qua đào tạo bài bản, cần xác thực niềm tin lớn giữa người tiêu dùng và người sản xuất. Mức độ cam kết rủi ro của người tiêu dùng thấp, mức độ cam kết bồi thường của người sản xuất cao. Không những thế, công việc đền bù, bảo hiểm rủi ro còn có sự tham gia của người trung gian là bên bảo hiểm và cơ quan công quyền với mức độ cao. Người tham ra sản xuất để phục vụ thị trường này sẽ cần một số chứng chỉ, bằng cấp nhất định để có thể tạo được niềm tin với người tiêu dùng.
Ví dụ: nền công nghiệp sức khỏe nghìn tỷ đôla mối năm trên toàn cầu trong hệ thống quản lý công. Việc không có bằng cấp sẽ gây ra một số rủi ro nhất định mà liên quan tới hậu quả rất lớn gây chết người, chết nhiều người hoặc thiệt hại nghiêm trọng do đó cần mức độ đào tạo cao hoặc được bảo lãnh bởi người có y tín trong nghề (người tham gia có thể không có bằng cấp nhưng phải được bảo lãnh bởi người có bằng cấp và chuyên môn cao).
<< Quay lại