Trong khi đó, người làm đúng nghề nghiệp chuyên môn chỉ phải đào tạo thêm hoặc đào tạo nâng cao. Không phải ai cũng có thể đào tạo lại – tuổi càng cao khả năng tiếp thu càng kém. Đào tạo thêm hoặc nâng cao thì không bị hạn chế tuổi vì đã có cơ sở nền tảng chuyên môn từ trước. Ta có thể thấy hầu hết người được gọi là chuyên gia, giáo sư, bác sỹ, kỹ sư, ....có tên tuổi bao giờ cũng là những người làm đúng ngành nghề ngay từ khi mới ra trường.
Tuyển người trái ngành nghề như thế thì sẽ chẳng ai muốn học đại học. Tất cả mọi người sau khi tốt nghiệp phổ thông xong sẽ đi làm trước, học đại học sau. Vừa làm vừa học dễ bị phân tâm, làm cái gì cũng không tập trung.
Người có nền tảng lý thuyết khi đi vào thực hành sẽ từ 1 suy ra 3. Người không có nền tảng lý thuyết khi đi vào thực hành, giao việc nào chỉ biết việc đó không quan tâm các bộ phận công việc liên quan, gặp trường hợp cường độ công việc cao đột xuất hoặc phát sinh bất ngờ dễ dẫn đến xử lý lúng túng gây ách tắc đình trệ chung. Những người này luôn là những người thường "xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên" mặc dù tình huống ấy nằm trong quyền hạn của họ. Không có sếp nào thích những nhân viên thiếu chuyên nghiệp như thế.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> 'Người khôn ngoan một mình chỉ là khôn vặt'
>> 'Kỹ sư ngày nay không cần biết rộng, chỉ cần hiểu sâu'
>> Tôi không bao giờ nhảy việc chỉ vì đồng lương to
Công ty nhỏ có lẽ không quan trọng chuyện làm trái chuyên môn nhưng công ty to khá chú trọng việc này. Cán bộ trung, cao tầng bao giờ cũng được đề bạt từ cấp thấp, rất hiếm khi tuyển người ngoài chen ngang vào vị trí quản lý. Người làm trái ngành nghề cũng có cơ hội thăng tiến thấp hơn người khác trừ phi "kỹ năng nịnh sếp" của họ vượt trội. Vì lý do gì đó mà họ được bổ nhiệm làm quản lý, nhân viên chuyên môn dưới quyền cũng không phục họ, thường dùng thuật ngữ chuyên ngành để đánh đố họ khi quan hệ công việc, gài họ vào những tình huống chuyên môn có liên quan đến học thuật gây ra những chuyện dở khóc dở cười.
Sếp "dốt" làm sao quản lý nhân viên ? Gặp phải nhân viên "thâm hiểm" gài mình vào những nguyên tắc chuyên môn có liên quan đến pháp lý, những sếp này rất dễ bị "đo ván" mà không hiểu mình sai ở chỗ nào. Nhiều sếp vướng vòng lao lý vì "dốt", làm sai không biết mình sai, tin tưởng mù quáng vào nhân viên, thiếu kỹ năng kiểm tra kiểm soát.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.