Đông đảo thành viên của diễn đàn Thi đàn Việt đã tham dự trong chương trình "Không gian thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp".
Người dân đảo Trường Sa dâng trái cây, thậm chí cả mẻ cá vừa đánh được trước bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Còn lính đảo Sinh Tồn đã cùng nhau lấy lá dừa kết thành vòng hoa kính viếng vị tướng của dân tộc.
Chiều 11/10, công tác chuẩn bị cho tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) diễn ra hết sức khẩn trương.
"Võ Nguyên Giáp trước sau như một, là vị tướng của hòa bình và nhân dân", nguyên Cục trưởng Tình báo và Quân báo Lê Trọng Nghĩa, trợ tá thân cận cho tướng Giáp năm 1946-1968, bày tỏ.
Trưa nay 11/10, các công sở và nơi công cộng bắt đầu treo cờ rủ, hoạt động chính thức bắt đầu Quốc tang kéo dài đến ngày 13/10 dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
11h đêm 10/10, khi ngôi nhà 30 Hoàng Diệu đã đóng cửa vào viếng, đội tuyển U19 Việt Nam mới kịp đặt chân đến Hà Nội.
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim hoạt hình dài 20 phút mang tên “Quyết định lịch sử", từ 11/10.
"Cách xa nửa quả địa cầu. Nghe tin bác mất lòng rầu xót xa. Trời thu thương tiếc vỡ òa. Nghẹn ngào tiếng nấc quyện hòa tiếng mưa", Minh Hải, một Việt kiều ở Đức, xúc động viết những vần thơ tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trưa 11/10, cờ rủ được kéo lên tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), bắt đầu hai ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dinh Thống Nhất, bến Nhà Rồng, chợ Bến Thành ở TP HCM cũng đã treo cờ tang.
Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe nhân dân trong tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện thành lập tổ y tế túc trực tại các địa điểm như nhà tang lễ, sân bay Nội Bài..., bố trí các giáo sư đầu ngành trực khi cần.
Mưa lớn diễn ra trên diện rộng suốt từ đêm 10/10 đến sáng nay gây ngập nhiều nơi và dự báo còn kéo dài tới tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sáng nay, tại 30 Hoàng Diệu, nhiều người mắt ngấn lệ chắp tay bái vọng từ ngoài cổng, trong đó có cụ già gần 90 tuổi đạp xe từ mờ sáng mong được vào viếng Đại tướng.
Mang nỗi đau chung, những ngày qua hàng trăm nghìn người dân Việt đổ về số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội - nơi có ngôi nhà thân thuộc của Đại tướng - người đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc suốt một thế kỷ qua.
Trong mắt ông Hisao Suzuki, học giả kiêm dịch giả Nhật Bản, Tướng Giáp không chỉ là người anh hùng của Việt Nam và châu Á, mà còn nằm trong số ít những vị tướng kiệt xuất của thế giới và vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia người Australia về các vấn đề Việt Nam, cho rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một chiến lược gia đại tài, với những chiến công lừng lẫy và tầm nhìn sâu rộng.
Lễ cầu siêu vong linh Đại tướng cùng các liệt sỹ và đồng bào tử nạn trong cuộc chiến giành độc lập diễn ra trong ngày 10/10 tại chùa Vân Hồ, Hà Nội.
Chiến tranh cướp đi đôi mắt, họa sĩ Lê Duy Ứng vẫn miệt mài vẽ và tạc hơn 200 bức tranh, tượng về Tướng Giáp. Nghe tin Người qua đời, ông dò dẫm từng bước tiến vào bàn thờ, bật khóc gọi "Cha ơi!".
Khoảnh khắc cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên dương gian tại Viện Quân y 108, nơi ông đã điều trị suốt hơn 1.500 ngày, được khắc họa qua lời kể của những y bác sĩ đã trực tiếp chăm sóc ông.
Các hãng thông tấn nước ngoài đăng nhiều hình ảnh và bài viết về dòng người cầm di ảnh, hoa vàng, khóc thương và xếp hàng dài để được vào viếng người Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Thông tin 10/10 là ngày cuối cùng nhà Đại tướng mở cửa đón nhân dân tới viếng khiến nhiều người quyết tâm có mặt trong đoàn xếp hàng từ sáng sớm. Trời càng về chiều, nỗi khắc khoải, bồn chồn càng hiển hiện rõ nét trên nhiều khuôn mặt.
Ngày 11/10, các cầu thủ U19 sẽ dậy sớm xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu, Hà Nội.
Cả 2 xe kéo pháo của Việt Nam cùng lực lượng tiêu binh danh dự đại diện cho 3 quân chủng Hải - Lục - Không quân sẽ được huy động để đưa đón linh cữu Tướng Giáp. Ngoài ra, 60 sĩ quan cấp tướng sẽ túc trực bên linh cữu ông suốt 2 ngày diễn ra lễ tang.
Gần 10 năm tình nghĩa vợ chồng, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ đầu Nguyễn Thị Quang Thái luôn sống trong xa cách.
Sáng 10/10, đoàn nghi lễ quân đội đã có mặt ở sân bay Nội Bài để diễn tập nghi thức chuẩn bị cho lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
"Tôi buồn lắm, vì mình không chỉ như mất đi một người cha, mà đất nước còn mất đi một nhân tài có một không hai", Trịnh A Sa, một trong số ít Việt kiều được Đại tướng tiếp tại nhà riêng, không kìm được xúc động khi biết ông qua đời.
6h30 sáng, cánh cửa nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa mở, bà Trần Thị Lộc (90 tuổi) nét mặt giãn ra: 'Thế là được vào với Đại tướng rồi'.
Xuất phát từ nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, 25 xe tiêu binh và một xe chở thi hài chạy trên các tuyến phố trung tâm, dừng lại trước cửa số 30 Hoàng Diệu rồi tiếp tục chạy tới sân bay Nội Bài, dưới sự hộ tống của xe cảnh sát, quân đội.
Chủ tịch Cuba Raul Castro khẳng định luôn trân trọng những đóng góp vô giá của Đại tướng cho học thuyết quân sự Cuba, trong khi Quân ủy trung ương Trung Quốc khẳng định ông là người bạn chiến đấu thân thiết của nhân dân và quân đội nước này.
Vừa thấy di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt trang trọng trên bàn thờ trong Hội cựu chiến binh quận 1, TP HCM, quân nhân già bật khóc. Chậm rãi lấy bài thơ đã chuẩn bị từ trước, giọng ông run rẩy.