Con trai tôi đã từng thực hiện mổ dây chằng chéo trước một lần nhưng không thành công, sau phẫu thuật cháu nó không thể chơi bóng rổ lại được. Bây giờ, cháu nó muốn chơi thể thao lại. Liệu cháu nó thực hiện mổ lần 2 được không? Tôi nghe nói có loại dây chằng nhân tạo gì đó, rất phù hợp với ...
Chào chị,
Như chị chia sẻ, con trai từng mổ dây chằng chéo trước nhưng không thành công. Giờ cháu có nguyện vọng được tái tạo bằng dây chằng nhân tạo để chơi bóng rổ như trước đây. Tại BVĐK Tâm Anh, chúng tôi đang triển khai phương pháp dây chằng nhân tạo. Người bệnh sẽ không phải mất bất kỳ một sợi gân này để thế vào dây chằng chéo bị thương như lần mổ đầu tiên, mà bác sĩ sẽ lấy sợi dây chằng nhân tạo cấy thẳng vào khớp người bệnh. Với trường hợp của con chị, hoàn toàn có thể mổ lại.
Tại Hội thảo Isakos 2021, các chuyên gia cho biết, tỷ lệ thành công khi mổ lại dây chằng nhân tạo lần hai, lần ba có thể lên đến 95%. Với trường hợp của con chị, chị nên cho cháu đi khám lại tại bệnh viện chuyên khoa và thực hiện phẫu thuật nếu có chỉ định. Trong khoảng 3 tháng sau khi mổ, kết hợp với các phương pháp tập luyện theo chỉ định của bác sĩ, con chị có thể quay trở lại chơi bóng rổ như trước đây.
Gót chân của em đã bị đau 5 năm nay. Bình thường thì không đau nhưng ấn mạnh vào các vùng quanh gót chân thì rất đau. Đi chụp Xquang vs MRI, siêu âm thì xương không có gì bất thường. Giai đoạn đầu bác sĩ có cho uống giảm đau có thành phần chống viêm. Uống thì hết mà hết uống thuốc thì ...
Chào bạn
Theo mô tả của bạn thì bác sĩ chưa có thông tin năm nay bạn bao nhiêu tuổi và tiền căn công việc của bạn có thường sử dụng bàn chân hay không, có chơi thể thao, chạy nhảy nhiều hay không, có tác động lực nhiều đến bàn chân hay không. Với những thông tin mà bạn mô tả thì bị viêm cân gan chân. Bệnh này có nhiều nguyên nhân thường gặp như gai xương gót hoặc chấn thương bàn chân trước đó, làm căng, giãn hoặc rách đứt hệ thống gân cơ ở gan bàn chân. Ngoài ra bạn có mô tả mình bị bàn bẹt nên bạn cần đến để bác sĩ thăm khám, xác thực xem có đúng là bị bàn chân bẹt hay không. Ở người bàn chân bẹt thì tỷ lệ đau cân gan chân, đau bàn chân rất là cao.
Khi kiểm tra xong bác sĩ sẽ cho bạn tập bài tập, mang đế giày hỗ trợ giúp vòm bàn chân nâng cao lên, giúp cấu trúc chịu lực của bàn chân đúng với tư thế sinh lý. Có thể hiểu là khi vòm bàn chân của bạn bẹt quá cồ chân sẽ bị vẹo vào phía trong, xương gót cũng bị vẹo nên chân rất dễ bị chấn thương, dễ bị đau. Cộng với mô tả của bạn đã dùng các đợt thuốc kháng viêm sử dụng xong đau lại thì bác sĩ khuyên bạn nên đi tái khám lại để xem tình trạng bệnh lý nặng đến đâu để kê thêm toa thuốc hoặc tiêm collagen giúp phục hồi, tái tạo vùng gân cơ bị hư hỏng, kết hợp hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu để căng giãn gân cơ vùng cổ chân, bàn chân. Bạn điều trị bằng sóng xung kích vừa giúp giảm đau vừa có tác dụng sinh học tăng tuần hoàn máu nuôi, tái tạo lại mô sinh học bị hư bị đứt gãy.
Nếu trong các trường học đã dùng thuốc, tiêm chích, laser, vật lý trị liệu mà vẫn không bớt thì bác sĩ sẽ xem xét can thiệp phẫu thuật, tuỳ vào trường hợp bệnh lý của bạn là gì. Bạn nên đến bệnh viện thăm khám lại sớm để bác sĩ tư vấn kĩ hơn.
Em chơi bóng đá. Trong quá trình trụ và tranh chấp, em có bị chấn thương gối, sau 3 tuần không đỡ em có đi khám và được chẩn đoán là dập dây chằng chéo trước và rách sụn chêm. Vậy bác sĩ cho em hỏi dập dây chằng chéo trước, rách sụn chêm có phải mổ không? Em cảm ơn bác sĩ ạ.
Chào bạn,
Về trường hợp của bạn thì dập dây chằng là tình trạng dây chằng có bị tổn thương, nhưng không rõ là có đứt hay không hoặc có đứt bán phần. Bởi nếu thời gian bạn đi khám vào khoảng ba tuần sau chấn thương khớp gối lúc đó đang sưng to, chảy máu, tràn dịch, tràn máu nên khi chụp MRI sẽ khó nhìn rõ dây chằng. Do đó, trong trường hợp này bạn nên đi khám chuyên khoa để các bác sĩ kiểm tra bằng các nghiệm pháp Lachman, ngăn kéo... để xem tình trạng dây chằng như thế nào.
Đồng thời, với trường hợp tổn thương dây chằng và sụn chêm như thế này, bạn nên chụp MRI để xem tổn thương dây chằng và sụn chêm có nặng nề và cần phẫu thuật hay không. Nếu tình trạng nhẹ, bạn có thể nghỉ ngơi khoảng một tháng là có thể tập luyện và chơi thể thao lại như bình thường.
Cháu từng tái tạo dây chằng chéo trước. Nay cháu muốn chuyển sang chơi môn xe đạp thể thao với anh em trong hội, nhưng sợ lại bị chấn thương. Xin hỏi cháu có nên đạp xe không? Có ảnh hưởng khớp gối không? Nếu được thì chơi bao nhiêu lần một tuần, mỗi tuần bao nhiêu phút là ổn. Xin cảm ơn bác ...
Em bị chấn thương đầu gối cách đây khoảng một năm do đá bóng. Sau đó có chụp MRI và X-Quang. Kết quả là rách dây chằng và rách sụn chêm. Kết quả X-Quang thì có một mảnh xương nhỏ cỡ đầu đũa nằm giữa 2 khớp gối, bác sĩ ghi là gãy xương chày khớp gối. Hiện tại em đi lại bình thường ...
Chào bạn,
Bạn được chẩn đoán là có một mảnh xương nhỏ nằm trong khớp. Giới chuyên môn gọi đây là "chuột khớp", bởi mảnh xương đó sẽ di động trong khớp gối. Khi bạn hoạt động mạnh, sai tư thế, mảnh sạn bị kẹt lại giữa hai đầu xương của xương đùi và xương chày gây nên tình trạng kẹt khớp. Đôi khi chỉ cần bạn ngồi xuống lắc nhẹ nhàng, cử động chân là mảnh xương rời đi, khớp sẽ không bị kẹt.
Theo tôi, bạn nên đi kiểm tra để được các bác sĩ phẫu thuật, lấy sạn khớp ra. Bởi nếu sạn còn tiếp tục tồn tại trong khớp gối lâu ngày sẽ gây ma sát, làm hư hại mặt sụn ở đầu xương đùi hoặc mâm chày, sụn vỡ càng lúc càng nhiều sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối. Đồng thời bạn nên kiểm tra tình trạng dây chằng và sụn chêm để xem nguyên nhân là gì, xử lý triệt để để bạn nhanh chóng quay trở lại với môn thể thao yêu thích của mình.
Em bị chấn thương đầu gối do chơi đá bóng. Đợt đó bị sưng khớp gối và không di chuyển được. Em có đến bệnh viện để khám, bác sĩ nói là không có gì chỉ bị tổn thương cơ và cho thuốc uống giảm đau. Nhưng sau lần đó em chơi thể thao lại vẫn bị trật khớp và đi khám vẫn được nhận ...
Em bị tai nạn và bác sĩ chẩn đoán bạn bị bong điểm bám dây chằng chéo trước gối, căng cơ và bong gân. Bác sĩ chỉ định mổ và em mổ đến nay tròn một tháng. Sau khi tái khám bác sĩ yêu cầu em về tập đi và tập co duỗi gối. Em đã tập được 4-5 ngày, tuy nhiên trong quá trình ...
Chào bạn,
Bạn có triệu chứng bị bong điểm bám dây chằng chéo trước. Tuy nhiên, bạn không chia sẻ là đã chấn thương bao lâu rồi. Nếu bị bong điểm bám dây chằng chéo trước trong khoảng một tháng trở lại, bác sĩ có thể mổ cho bạn bằng phương pháp đính điểm bám dây chằng. Trong trường hợp đã hơn một tháng, vùng điểm bám dây chằng đã bị xơ hóa, bạn sẽ được mổ bằng phương pháp tái tạo dây chằng sử dụng dây chằng nhân tạo hoặc gân tự thân.
Với triệu chứng cứng và đau khớp sau mổ, đó là hiện tượng bình thường. Hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do rối loạn dinh dưỡng và teo cơ sau chấn thương. Bạn cần thực hiện bài tập phục hồi chức năng phù hợp, tập dần dần để cải thiện độ linh hoạt cho khớp.
Thêm vào đó, bạn còn có triệu chứng do tập quá sức, nghe một tiếng khực lớn, khớp gối lỏng, tôi nghi ngờ là bạn bị đứt dây chằng chéo trước một lần nữa. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đề được thăm khám, chụp MRI để cho kết quả chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.
Năm em 17 tuổi, khi chơi bóng rổ, bị ngã gãy một xương tay bên trên cổ tay (gãy xương chính). Gia đình đưa em đi bó lá ở chỗ người quen biết, sau khi bó lá xong cũng không chụp X-quang xem xương đã thẳng hay chưa mà cứ để vậy sau một tháng thì tháo lá ra. Hiện tay không thẳng ...
Thông thường người Việt hay truyền tai nhau gãy xương nên đi bó lá bó thuốc. Như chia sẻ của em thì khả năng em bị gãy đầu dưới xương quay, nên sau một tháng thì xương chưa liền hoàn toàn được, chỉ mới liền nhưng vẫn có lệch.
Do đó, em nên đi tái khám lại để chụp Xquang xem mức độ lệch của xương như thế nào. Như chúng ta biết, vùng cẳng tay gồm xương quay và xương trụ, hai phần xương này cần phải nắn chỉnh về mặt giải phẫu thì lúc đó mới có thể làm được các động tác như sấp ngửa cổ tay, cẳng tay, vận động cổ tay. Đồng thời, sức mạnh của cổ tay cần có sự hoàn hảo về mặt giải phẫu hai phần xương.
Khi em bị lệch, em cần phải chỉnh lại sớm. Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân bó thuốc thường rất dễ bị nhiễm trùng, do những loại lá thuốc gây ra nhiệt, làm tổn thương lớp da, gây phản ứng viêm tại chỗ vùng gãy. Do đó khi bị chấn thương gãy xương, tốt nhất chúng ta nên đến những bác sĩ chuyên cơ xương khớp, cơ sở uy tín để có phương pháp điều trị thích hợp, chưa kể khi bó thuốc thời gian đã qua một tháng thì muốn can thiệp lần hai sẽ gặp khó khăn hơn.
Em mấy năm trước bị một chấn thương trong bóng đá bị ngáng chân, ngã nhưng không úp thẳng người xuống mà xoay ngang người. Phần hông trái tiếp xúc và va đập vào mặt sân (mặt sân đấy cỏ khá mỏng), em xạng ngang chân thì đau nhưng chạy thẳng thì lại không thấy đau. Em lúc đấy không thấy đau nên tiếp ...
Chào bạn,
Theo miêu tả của bạn, bạn bị đau hông bên trái do bị té ngã khi chơi đá bóng. Vùng đó không có dây chằng, nên bạn đừng lo lắng về chấn thương này. Nhiều khả năng bạn bị đau chỉ do chấn thương phần mềm, nặng hơn là nội tạng phía trong, cụ thể là thận. Nếu như bạn vẫn sinh hoạt, chơi thể thao bình thường thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi khi có tổn thương nặng, triệu chứng sẽ trầm trọng và rầm rộ hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp một vấn đề khác là căng cơ vùng hông trái.
Với trường hợp này, bạn có thể được điều trị bằng chiếu tia laser, dùng máy chiếu tần số cao, tập vật lý trị liệu, uống thuốc... để cơ giãn ra, phục hồi về trạng thái ban đầu.
Trong trường hợp cần được kiểm tra thêm về tổng trạng hay các chấn thương khi chơi thể thao, bạn có thể đến Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh để được hỗ trợ. Bạn cũng có thể gọi tổng đài của bệnh viện để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội 1800 6858, TP HCM: 02871026789 để được hỗ trợ.