Tôi xin hỏi bác sĩ Nam Anh, tôi bị rách sụn chêm phải mổ 16/6, đã tới bệnh viện bơm huyết tương vào gối, giờ đã hơn 6 tháng. Nhưng đi lại vẫn cảm giác đau, chân nhấc lên không khỏe, lên cầu thang vẫn phải vịn thành cầu. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi cách tập hoặc tới bệnh viện tập vật ...
Tôi 35 tuổi bị đứt dây chằng chéo trước khoảng 2-3 năm mới mổ. Sau mổ một năm có chơi bóng đá lại và bị xoay khớp gối khoảng ba năm. Nay khớp gối đi đứng lại thấy đau hơn. Tôi muốn tìm hiểu phương pháp điều trị dây chằng nhân tạo, chi phí.
Bác sĩ cho em hỏi kinh phí mổ dây chằng chéo trước hiện nay tại BVĐK Tâm Anh dao động ở mức bao nhiêu? Em hiện tại chỉ có Bảo hiểm y tế do công ty cấp. Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Em tôi trượt ngã cầu thang, đi khám thì bị đứt dây chằng chéo trước. Đã gần hai tháng, hiện tại do chưa đủ chi phí nên chưa phẫu thuật. Xin hỏi bác sĩ, nếu để lâu có ảnh hưởng gì đến dây chằng chéo nói riêng và khả năng phuc hồi vận động nói chung khôn?. Chân em tôi hiện chỉ đi khập khiêng ...
Tôi bị đứt giây chằng chéo trước cách đây 12 năm giờ có cần phải phẫu thuật để nối lại không ạ?
Tôi bị đau phần vai trái khi thực hiện một số động tác. Ví dụ nếu hít xà 2 lòng bàn tay hướng ra về trước thì bị đau, nhưng hít xà 2 bàn tay hướng vào trong người thì không bị đau. Một số động tác gây đau như vừa nâng tay ngang vừa hướng về phía sau.
Vậy xin hỏi bác sĩ, tôi ...
Tôi bị chấn thương lật cổ chân khi chơi bóng chuyền (lật nặng) đã điều trị ở nhiều bệnh viện, chụp cát lớp không phát hiện tổn thương về xương. Khi vận động nhẹ hàng ngày thì cổ chân bình thường nhưng khi vận động mạnh một chút thì khu vực mắt cá phía ngoài lại sưng tấy lên, các gân và dây chằng tại ...
Cách đây 4 năm tôi chơi bóng đá, tôi bị giãn dây chằng khớp háng bên trái. Hiện tại tôi vẫn đi lại bình thường nhưng tôi cảm nhận phần khe háng bên trái hơi đau khi vận động mạnh, lực chân bên trái yếu hắn so với trươc kia. Bác sĩ tư vấn và có phương án xử lý giúp. Tôi xin trân trọng ...
Ban đầu cháu có đi đá bóng sau đó bị ngã trong tư thế đập đầu gối xuống đất. Sau khi đi chụp CT thì được kết luận là tràn dịch nhẹ (0.8cm). Cháu chỉ bó gối được một tuần. Từ đó đến nay là gần hai tháng. Sau khi kiểm tra nhẹ thì đầu gối cháu chưa co hết cỡ như ban đầu, ...
Chào bạn
Theo như mô tả của bạn thì có thể sau chấn thương khớp gối bạn đã bị đứt dây chằng, ngoài ra còn rách sụn chêm. Dây chằng có tác dụng giúp giữ vững khớp gối không bị trượt ra trước hoặc sau, bây giờ khớp gối lỏng là mất đi giá đỡ dây chằng nên khi làm những động tác nặng, chạy nhảy sẽ không dám trụ hoặc xoáy vào chân đó nữa rất dễ bị té. Ngoài ra sụn chêm giống như miếng đệm lót giữa 2 phần xương đùi ở trên và xương chày ở dưới. Bạn có thể tưởng tượng bình thường thì miếng sụn chêm bằng phẳng nhưng khi rách sẽ bị bong lên gây kẹt khớp gối khiến khó co ra duỗi vào, bị đau.
Để biết chính xác tổn thương của bạn là gì, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám lại độ vững của khớp gối, chụp thêm MRI để xác định tổn thương có đứt dây chằng hay không. Nếu có đứt dây chằng phải tiến hành mổ tái tạo dây chằng, nếu có rách sụn chêm thì bác sĩ sẽ xem xét vùng đó rách nhỏ hay lớn, ở vùng có mạch máu hay không, để đưa ra phương án cắt lọc sụn chêm rách hay là khâu tạo hình lại sụn chêm cho bạn. Chấn thương này bạn nên đi thăm khám sớm để tránh bị thoái hoá khớp gối sớm.
Chào bác sĩ,
Em sinh năm 1985, bị đứt dây chằng chéo sau năm 2003, đến năm 2014 mới phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau lần đầu, nhưng không thành công, gối vẫn lỏng như chưa phẫu thuật. Đến tháng 10/2017 phẫu thuật lần hai, sau khoảng ba tháng thì gối vẫn lỏng cho đến bây giờ. Tình trạng hiện giờ là chân ...
Chào bạn!
Theo như bạn chia sẻ, trường hợp khớp gối của bạn tương đối nặng. Trong lần đầu tiên phẫu thuật dây chằng chéo sau (DCCS), bạn đã để tận 10 năm sau chấn thương mới chữa trị. Thời gian này rất dài, ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu khớp gối. Khi tình trạng đứt DCCS bị trì hoãn điều trị quá lâu, đầu gối đã bắt đầu bị lỏng. Vì thế, sau 10 năm, khi vận động, bạn chỉ chịu lực trên dây chằng chéo trước (DCCT) và dây chằng bên, đầu gối rất dễ bị thoái hóa và có thể tổn thương sụn chêm đi kèm.
Cho dù bạn đã phẫu thuật tái tạo DCCS, khớp gối vẫn có khả năng bị thoái hóa, hư sụn. Ngoài ra, bạn còn bị tổn thương sụn chêm. Khi sụn chêm bị tổn thương, khớp gối sẽ phải chịu lực rất nhiều, không thể truyền tải lực một cách bình thường. Khi kèm theo tổn thương dây chằng, khớp gối lại càng có nguy cơ thoái hóa nhanh hơn. Âm thanh "lộp cộp" bạn nghe được khi đi lại có thể là do khớp gối đã bắt đầu thoái hóa. Khi điều trị, việc chụp MRI sẽ giúp bác sĩ kiểm tra bạn có bị tổn thương sụn chêm hay không, ở mức độ và vị trí nào, có thể khâu lại sụn chêm hay không hoặc là phải cắt bỏ.
Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả MRI để xác định dây chằng dù bị lỏng nhưng có còn cái điểm tận cùng hay không. Bác sĩ sẽ thăm khám để kiểm tra dây chằng, nếu chỉ bị lỏng tương đối, bạn có thể chỉ cần tập phục hồi sức cơ tứ đầu đùi và sức cơ bụng, chân để cải thiện tình trạng dây chằng bị tổn thương. Trong trường hợp dây chằng bị lỏng mà không xác định được điểm tận cùng, bác sĩ có thể phải phẫu thuật tái tạo dây chằng và khâu lại sụn chêm.
Em bị chấn thương do chơi đá bóng cách đây 14 năm. Bác sĩ khám giản dây chằng khớp gối, có bị mẻ khớp gối, lúc đó em tính mổ nhưng tỷ lệ thành công không cao nên em không mổ. Hiện tại em đi đứng chạy bình thường, nhưng đôi lúc thì bị lật bánh chè khớp gối sang một bên, và không đi ...
Em mổ dây chằng chéo, rách sụn chêm, dập xương cách đây 3 năm em tập luyện phục hồi nhưng hiện nay chân mổ vẫn nhỏ hơn và bước đi vẫn đau ở khớp gối xin cho em lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.
Em 39 tuổi. Bữa em tham gia trận bóng đá, do va chạm nên bị gãy xương chày (gãy kín 1/3 đầu dưới xương chày ). Đến bệnh viện, bác sĩ bó bột, được 28 ngày thì em tháo bột ở khớp gối để tập trị liệu và kết quả tốt, sau đó được 45 ngày thì em tháo bột ở khớp cổ chân ...
Chào bạn
Theo như bạn mô tả thì chấn thương của bạn may mắn vẫn có thể điều trị bảo tồn được. Cơ sở y tế điều trị bó bột cho bạn đã làm đúng phát đồ, đầu tiên là bó bột đùi bàn chân dài sau khoảng một tháng sẽ cắt bột đi, để tiếp tục làm bột nâng đỡ bánh chè, sau đó giúp cho bạn tập vùng gối. Hiện giờ đã hơn 2 tháng, bạn đã tập chống chân chịu lực rồi thì cần lưu ý là xương cẳng chân của mình cần thời gian từ 4-6 tháng để lành hoàn toàn. Tuy nhiên vùng gãy 1/3 đầu dưới này thì máu nuôi của nó khá là nghèo nàn nên cần thời gian lành xương sẽ lâu hơn, nên bạn cần đi tái khám thường xuyên, gặp bác sĩ của mình để chụp phim kiểm tra xem xương của mình lành như thế nào. Từ đó sẽ có biện pháp chống chân chịu lực tới mức như thế nào, không cần phải chống chân chịu lực hoàn toàn ngay lập tức mà chỉ cần chống phần tăng dần đến khi xương lành thì mới bỏ bột.
Khi mà xương lành khoảng tầm 6 tháng, thì bạn cần nhớ là sau một khoảng thời gian dài tầm 4 -6 tháng, cơ của mình không được hoạt động nên cơ sẽ bị teo đi so với chân đối diện. Bóng đá là môn thể thao cường độ cao nên dễ chấn thương, bác sĩ khuyên bạn nên đến những cơ sở vật lý trị liệu để tập lấy lại sức. Khi mà cơ của mình khoẻ trở lại thì mới căng cơ, lấy lại sức toàn diện mới nên chơi bóng đá. Nếu không may chấn thương trở lại rất nguy hiểm, bạn nên cẩn thận đừng quá vội vàng.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!
Câu hỏi của tôi là khớp gối thoái hoá thì có cách nào chơi được các môn thể thao vận động mạnh như là cầu lông, đá không ạ?
Cách đây 2 năm tôi bị té dập đầu gối trái. Sau một tháng đi khám ở bệnh viện quận 2 thì bác sĩ bảo đã thoái hoá cả 2 khớp gối, dấu hiệu là ...
Tôi bị tai nạn trong lúc đá bóng nên bị gãy xương mác, xương chày và bị trật khớp. Hôm nay, tôi mới được nẹp 8 lỗ xương mác, đóng 2 đinh ở xương chày. Nhưng một tiếng sau khi mổ tôi thấy bị căng cơ, chân mỏi như đang căng cơ vậy. Xin hỏi bác sĩ, triệu chứng căng cơ kèm mỏi chân ...
Chào bạn
Theo như bạn mô tả thì thông thường ca mổ của bạn bác sĩ gây mê sẽ gây tê tuỷ sống của mình tức là chích một mũi thuốc tê ở sau lưng khiến mình mất cảm giác đau ở vùng chi dưới mới có thể mổ được. Nên sau khi mổ một tiếng bạn có cảm giác còn tê mỏi ở vùng dưới thì là điều rất bình thường vì lúc này thuốc tê vẫn còn, sau 8-12 tiếng thì tác dụng của thuốc tê sẽ giảm đi sẽ lấy lại được cảm giác của vùng chi dưới. Nếu sau đó bạn vẫn còn cảm giác tê, căng thì nên thăm khám lại vì khi bạn bị chấn thương có tổn thương thần kinh, mạch máu ở vùng chi dưới hay không.
Xin hỏi chi phí một ca thay dây chằng nhân tạo?
Chào bạn
Tôi bị gãy 1/3 xương cánh tay, đã phẫu thuật kết hợp xương. Nhưng tôi lại bị tổn thương thần kinh. Do đó, một tháng nay tay tôi hay bị tê, mỏi và rũ cổ tay. Xin bác sĩ cho tôi biết với tình trạng tê và mỏi như vậy khi nào mới hết ạ? Phần đã mổ thấy hơi phù nề. Mong bác ...
Chào anh
Thần kinh quây của mình sẽ nằm ngay phía sau xương cánh tay, đi từ phía sau vòng lên phía trước, chính vì vậy mà những tổn thương gãy xương vùng cánh tay thường sẽ gây ra tổn thương thần kinh quây của mình, có thể do ổ gãy là kéo căng thần kinh ra làm thần kinh bị liệt tạm thời hoặc ổ gãy gây đâm chọt làm tổn thương thần kinh. Triệu chứng của anh là tê, không nhấc cổ tay lên được là dấu hiệu cho thấy anh đã bị tổn thương thần kinh quây. Nhưng không biết khi anh phẫu thuật thì người phẫu thuật viên có kiểm tra xem thần kinh quây của mình chỉ bị ổ gãy kéo căng thôi hay là rách đứt thần kinh quây.
Triệu chứng của anh chỉ mới xảy ra một tháng thôi, thì tại thời điểm này có thể thần kinh chỉ bị kéo căng thôi, xương đã gắn lại rồi, thần kinh được giải phóng rồi thì sẽ có cơ hội để phục hồi. Mình sẽ đi tái khám, làm đo điện cơ để xem có dấu hiệu phục hồi của thần kinh hay không, sẽ tập vật lý trị liệu kết hợp với các loại thuốc uống bổ thần kinh, giúp thần kinh phục hồi từ từ. Quan trọng nhất là anh cần kiên nhẫn vì thần kinh của mình cần một thời gian khá là lâu để phục hồi do đó cần kết hợp vật lý trị liệu, thuốc uống và chờ đợi phục hồi dần dần.
Tốt nhất là anh nên đi khám lại và hỏi kỹ lại hơn với bác sĩ để biết được mức độ tổn thương thần kinh như thế nào mới có thể đưa ra biện pháp can thiệp sau hơn giúp anh hồi phục.
Em có đá banh và bị trấn thương trật khớp cổ chân, cộng gãy xương mác đến giờ đã được gần 8 tháng mà 2 bên vẫn còn sưng và đau, cũng có bớt đau nhưng không hết hẳn. Xin bác sĩ tư vấn giúp em liệu có cần thiết phải phẫu thuật không ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn
Theo như bạn mô tả thì bạn gặp một chấn thương khá là nặng, được xếp vào loại gãy 2 mắt cá. Xương chày và xương mác kết hợp với nhau tạo thành gọng chày mác dưới, sự vững chắc của gọng chày này quan trọng để vận động khớp cổ chân. Khi bạn bị gãy xương mác, trật khớp cổ chân thì khả năng cao bạn bị tổn thương dây chằng chày mác dưới luôn.
Nhưng trong chia sẻ của bạn chúng tôi không thấy bạn nói về được can thiệp điều trị là chỉ bó bột hay điều trị phẫu thuật hay không. Vì khi phẫu thuật sẽ nắn lại hoàn hảo xương mác, cố định lại gọng chày mác dưới hoàn hảo thì lúc đó mới có cơ hội cho dây chằng mác dưới này phục hồi lại. Sau 8 tháng rồi mà bạn đi vẫn còn đau, khó chịu thì khả năng là dây chằng mác dưới chưa được phục hồi và làm lỏng lẻo khớp. Lời khuyên của bác sĩ là bạn nên đi tái khám, chụp phim X-quang để xem lần trước bạn đã được can thiệp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật như thế nào, xương lành như thế nào và có bị lệch hay không, tổn thương gọng chày mác ra sao từ đó bác sĩ mới đưa ra phương án phục hồi thích hợp cho bạn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!
Anh trai của tôi bị đứt dây chằng đầu gối khi đang tập boxing. Vì có thi đấu chuyên nghiệp nên bác sĩ tư vấn là nên mổ thay dây chằng. Với trường hợp anh tôi thì nên thực hiện phương pháp mổ nào để sớm quay trở lại thi đấu? Theo tôi tìm hiểu, thì có loại dây chằng nhân tạo (LARS) được ...
Chào bạn,
Phương pháp dây chằng nhân tạo được áp dụng thường xuyên ở các vận động viên chuyên nghiệp của các môn thể thao mang tính đối kháng như: bóng đá, bóng rổ, võ thuật...
Cách thức thực hiện như sau, khi có các sợi dây chằng nhân tạo bằng sợi polyethylene terephthalate, bác sĩ sẽ thực hiện cấy vào cơ thể người bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là giúp người bệnh không mất một sợi gân nào, lại phục hồi nhanh hơn để có thể chơi thể thao, thi đấu. Cuộc mổ diễn ra khoảng 30 phút, sau một tuần là bệnh nhân có thể đứng dậy đi lại, tập luyện cơ tứ đầu đùi. Điều này vô cùng quan trọng, bởi giúp rút ngắn thời gian hồi phục và đạt được phong độ tốt nhất trong khi thi đấu.
Em bị đứt dây chằng chéo trước, bác sĩ có chỉ định mổ thay dây chằng. Em cũng có tìm hiểu các loại mảnh ghép thay thế như mảnh ghép đồng loại, mảnh ghép tự thân, nay có cả dây chằng nhân tạo nữa. Em nghe nói chi phí cho dây chằng nhân tạo cao hơn so với các loại còn lại. Nhưng thời ...
Chào bạn!
Tôi xin được chia sẻ về các loại mảnh ghép cho phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước. Tất cả các loại mảnh ghép đều có ưu và nhược điểm riêng. Với các trường hợp tổn thương dây chằng sớm (dưới 3 tuần) hoặc vị trí tổn thương gần ngay vị trí bám ở lồi cầu đùi của dây chằng chéo trước, bác sĩ có thể hoàn toàn khâu nối lại nhánh đã đứt, vẫn giữ nguyên vẹn các thành phần của dây chằng và gân xung quanh.
Ưu điểm của phương pháp này là giữ lại hoàn toàn sức mạnh của dây chằng nguyên thủy và các thụ thể. Thụ thể được xem như cảm biến sinh học của đầu gối. Ví dụ như khi chơi đá banh, bạn muốn chân di chuyển nhẹ nhàng để đưa ra đỡ trái banh, cái "cảm biến" này sẽ nghe tín hiệu từ thần kinh và đỡ trái banh được tinh tế nhất. Vì thế, khi tái tạo dây chằng hoặc ghép dây chằng, các thụ thể này sẽ không được nguyên bản giống như trước, cảm giác bóng của người bệnh sẽ không còn được tốt như xưa.
Chính vì vậy, nếu những tổn thương vào giai đoạn sớm và có vị trí đặc hiệu, bạn nên nhanh chóng đi điều trị. Bác sĩ có thể hoàn toàn nối lại dây chằng cho bạn. Phương pháp điều trị dây chằng tiếp theo là phương pháp tái tạo dây chằng, đang được áp dụng rộng rãi. Bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ tái tạo dây chằng khi dây chằng chéo bị rách hoàn toàn, không thể tự lành và mất vững khớp gối. Mảnh ghép thường được áp dụng là mảnh ghép tự thân. Bác sĩ sẽ sẽ lấy gân trên cơ thể của bệnh nhân như gân hamstring, gân bánh chè để tái tạo lại dây chằng đã đứt.
Ưu điểm của phương pháp điều trị này là mảnh ghép có sẵn trên cơ thể, tiết kiệm được chi phí hơn. Sau khi dây chằng này tái tạo lại hoàn toàn, sức mạnh của nó cũng gần bằng sức mạnh của dây chằng nguyên thủy. Người bệnh có thể đi lại hoặc quay lại chơi thể thao như trước. Tuy nhiên, thời gian phục hồi tương đối dài. Vì sau khi bác sĩ tạo đường hầm để tái tạo dây chằng chéo trước, mảnh ghép mới sẽ cần thời gian để phân hủy đi, sau đó trải qua một quá trình viêm.
Những tế bào collagen sẽ thay thế các tế bào của mảnh ghép này để tái tạo dây chằng mới. Quá trình phục hồi này diễn ra rất là lâu, thông thường phải mất đến 6 tháng. Mảnh ghép tiếp theo là mảnh ghép đồng loại. Thay vì bác sĩ lấy gân trên cơ thể của người bệnh thì sẽ lấy mảnh gân từ người hiến tạng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mảnh ghép đồng loại chưa được phổ biến. Mảnh ghép này có các khuyết điểm như chi phí cao; phải trải qua quá trình xử lý nghiêm ngặt để tránh tình trạng lây truyền bệnh và phải đảm bảo chất lượng mô được tốt nhất có thể khi gắn vào cơ thể của người cần tái tạo dây chằng.
Bệnh nhân vẫn phải trải qua quá trình dài để mảnh ghép này thay thế thành dây chằng trong cơ thể. Theo như bạn chia sẻ, loại mảnh ghép mà bạn muốn tham khảo chính là dây chằng nhân tạo. Đây là loại mảnh ghép mới nhất hiện nay. Tuy nhiên, dây chằng nhân tạo cũng không phải mảnh ghép là hoàn hảo. Loại dây chằng này được làm từ chất liệu polyethylene terephthalate. Ngay sau khi bác sĩ gắn sợi dây chằng nhân tạo này vào trong đầu gối, người bệnh đã có thể đi lại ngay trong ngày đầu tiên.
Vì cơ thể người bệnh không phải chờ quá trình đồng hóa để mảnh ghép này tạo thành dây chằng mới. Sức mạnh của dây chằng nhân tạo khi đó đã bằng dây chằng nguyên thủy. Ngoài chi phí, khuyết điểm của mảnh ghép này là các thụ thể trên dây chằng nhân tạo rất ít. Nếu là cầu thủ, cảm giác bóng của bạn sẽ khó thể nào bằng dây chằng nguyên thủy hoặc bằng mảnh ghép tự thân.
Các khuyết điểm tiếp theo chính là sức bền và sự đồng hóa cái dây chằng nhân tạo này vào xương. Khi khâu nối dây chằng hoặc tái tạo dây chằng bằng mảnh ghép tự thân hoặc mảnh ghép đồng loại, sau một thời gian, các loại mảnh ghép này sẽ đồng hóa vào xương tương tự dây chằng nguyên thủy. Người bệnh có thể đi lại và chơi thể thao gần như bình thường.
Tuy nhiên, với dây chằng nhân tạo, nếu cấu trúc xương của người bệnh bất thường hoặc là tình trạng loãng xương quá nặng, dây chằng nhân tạo rất khó bám vào xương. Một vài trường hợp đi một thời gian dài có thể bị lỏng gối. Vì thế, để lựa chọn mảnh ghép phù hợp với tình trạng của mình, bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.