Bác sĩ cho em hỏi chi phí mỗi lần thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF là bao nhiêu ạ, hay khi nào làm thành công mới tính chi phí ạ?
Chào chị,
Phương pháp thụ tinh ống nghiệm hay còn được gọi bằng cái tên phổ biến là IVF là một quá trình điều trị gồm 3 bước chính:
- Thứ nhất là người phụ nữ sẽ được kích thích buồng trứng.
- Thứ hai là trứng sẽ được lấy ra và được tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm cùng với tinh trùng của người chồng để tạo phôi và nuôi phôi.
- Bước cuối cùng sẽ là chuẩn bị nội mạc tử cung và chuyển phôi trở vào trong buồng tử cung của người vợ.
Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM, chi phí trung bình cho một chu kỳ điều trị IVF khoảng từ 70 đến 100 triệu. Người bệnh sẽ được hướng dẫn thanh toán các chi phí tương ứng vào từng giai đoạn thực hiện, có nghĩa là ở từng giai đoạn bác sĩ tư vấn để người bệnh thực hiện các xét nghiệm gì hoặc dịch vụ gì thì người bệnh sẽ tiến hành thanh toán song song cho từng giai đoạn đó.
Tôi 46 tuổi, chồng 49 tuổi, cưới nhau 9 năm nhưng chưa có con, đã làm IVF nhưng thất bại. Tinh trùng hình dạng bình thường 0%. Chồng tôi có hai lần đi khám nam khoa tại bệnh viện ở TP HCM, sau khi uống thuốc thì tôi có thai hai lần nhưng bị không có tim thai. Hiện tại kinh nguyệt của tôi ...
Chào chị, nghe qua hành trình tìm con của anh chị tôi rất chia sẻ. Trường hợp của anh chị dưới góc nhìn của bác sĩ vô sinh nam thì ngoài việc thăm khám lại, xác đinh tình trạng sinh tinh của anh nhà thì chúng tôi làm thêm xét nghiệm về di truyền đối với những bệnh nhân vô sinh nam.
Vấn đề di truyền của bệnh nhân vô sinh nam cũng góp phần vào kết quả của thành công chung là đem một em bé khỏe mạnh về nhà, chiếm tỷ lệ 10-15%. Đa số trường hợp bác sĩ lâm sàng thường hay bỏ qua và tập trung về phía vô sinh nữ. Cho đến khi sảy thai liên tiếp nhiều lần hoặc chuyển phôi thất bại nhiều lần thì mới quan tâm đến vấn đề vô sinh nam.
Tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM thì ngay khi bệnh nhân tới sẽ được thăm khám cả nam lẫn nữ và xét nghiệm di truyền là một trong những xét nghiệm thường quy nhằm phát hiện một số nguyên nhân có liên quan đến di truyền. Đây là một bước rất quan trọng để xác đinh thực chất nguyên nhân dẫn đến vô sinh nam nói riêng và vô sinh nói chung là như thế nào. Khi xác đinh được rõ nguyên nhân thì sẽ sớm đạt được mục tiêu có một em bé khỏe mạnh đem về nhà.
Rất mong sớm gặp anh chị tại IVFTA-HCM để có những thăm khám kỹ càng, chiến lược điều trị phù hợp đặc biệt là ở trường hợp của anh nhà.
Chào bác sĩ. Tôi bị tính trùng yếu, tỷ lệ tinh trùng sống chỉ 1%. Bác sĩ cho tôi hỏi, liệu tình trạng của tôi có thể có em bé không? Nếu muốn có em bé thì phải điều trị theo phương pháp nào?
Chào bạn, đầu tiên là bác sĩ rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và dành sự quan tâm cho chương trình! Trong trường hợp của mình là tinh trùng yếu và tỷ lệ sống đâu đó 1%, đối với các phương pháp hỗ trợ sinh sản điều này không phải quá là nghiêm trọng. Bởi vì, các phương tiện hiện đại hiện nay là kỹ thuật ICSI, chỉ cần một con tinh trùng thôi cũng tạo được phôi cho bệnh nhân rồi, vì vậy bạn không nên quá lo lắng về trường hợp của mình.
Rất mong thời gian sắp tới hai vợ chồng bạn có thể đến khăm thám tại Trung tâm, để chúng tôi khảo sát về chất lượng tinh trùng của mình như thế nào, cũng như đánh giá xem bên phía người phụ nữ có những bệnh lý đi kèm gì hay không để có thể điều trị trong thời gian sớm nhất cho mình.
Tôi có tiền sử lạc nội mạc tử cung. Bóc tách 2 lần, 2 bên buồng trứng. Tôi có một bé sinh tự nhiên. Sau đó, tôi được chẩn đoán suy buồng trứng, đã không có kinh nguyệt 4 năm. Xin phép hỏi bác sĩ, tôi có còn cơ hội mang thai nữa không dựa trên các kỹ thuật hiện đại của bệnh viện? Xin ...
Chào chị, đầu tiên là cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chương trình. Ở độ tuổi 43 thì dự trữ buồng trứng tự nhiên, tức là số lượng trứng trên hai buồng trứng của mình không còn nhiều, cũng như chất lượng của số trứng còn lại đã suy giảm rất nhiều.
Ngoài ra chị có tiền căn mổ bóc tách u buồng trứng, việc này có thể ảnh hưởng, làm cho quá trình cạn kiệt buồng trứng xảy ra nhanh hơn. Nên để có thể trả lời câu hỏi của chị, mình có thể sinh con tiếp theo bằng trứng của mình hay không thì chị nên đến thăm khám để chúng tôi đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng.
Trong trường hợp khả năng dự trữ buồng trứng đã cạn kiệt hoặc không còn, nhưng chị vẫn mong muốn có thêm em bé thì có thể cân nhắc đến phương án xin trứng. Rất mong có thể gặp lại chị trong thời gian gần nhất ở IVFTA HCM. Thân mến!
Phụ nữ 45 tuổi muốn sinh con có được không? Cần phải đi khám hay làm xét nghiệm gì trước khi quyết định mang thai không, thưa bác sĩ.
Chào chị,
Nói về quyền làm mẹ của phụ nữ thì ở bất cứ độ tuổi trưởng thành nào thì đểu thích đáng. Do đó với trường hợp phụ nữ 45 tuổi cái quyền làm mẹ tôi cũng rất ủng hộ. Tuy nhiên ở độ tuổi này sẽ có 1 số khó khăn. Phụ nữ càng lớn tuổi thì buồng trứng càng ít trứng. Đội tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là từ 45 - 50 tuổi. Trong trường hợp chị là đã đến rất gần độ tuổi mãn kinh, nên số trứng trên buồng trứng của mình đã rất ít, thậm chí có 1 số trường hợp đã bước hẳn vào độ tuổi mãn kinh.
Trường hợp của chị cần thăm khám để biết chính xác tình hình. Tại IVFTA-HCM không ít những phụ nữ có số trứng trên buồng trứng gần như cạn kiệt, những trường hợp này chúng tôi sẽ tư vấn cho bệnh nhân một là chọn giải pháp đi xin trứng của 1 người phụ nữ khác để có con. Giải pháp thứ 2 nếu cón được 1 số lượng trứng thì có thể tiến hành kích thích buồng trứng trong nhiều chu kỳ, gom trứng.
Ví dụ người phụ nữ nhiều trứng thì chỉ cần kích thích 1 lần có thể lấy ra được 10-15 trứng, còn mình 1 lần được 1,2 cái thì sẽ phải làm nhiều lần. Trong những lần đó chúng tôi sẽ kích thích buồng trứng hết sức nhẹ nhàng. làm nhiều chu kỳ rồi gom lại. Khi mình có 1 số lượng trứng phù hợp thì mình làm phôi. Đương nhiên tỷ lệ có thai ở phụ nữ lớn tuổi sẽ không tốt bằng trẻ nhưng cơ hội thì vẫn có. Tôi nghĩ trong trường hợp này chị nên đi khám sớm để xem mình đã mãn kinh hay còn chút hy vọng nào để làm không.
Hy vọng sớm gặp lại chị tại IVFTA-HCM. Thân mến!
Chào bác sĩ. Bác sĩ cho mình hỏi với kỹ thuật làm thụ tinh ống nghiệm thì cần chi phí bao nhiêu và thủ tục như thế nào ạ? Xin cảm ơn các bác sĩ.
Tôi cưới vợ năm 2013, sau đó đi khám thì biết tính trùng yếu, nhưng không phải quá yếu. Tôi đang học ở Australia và đi khám cũng cho kết quả tinh trùng yếu. Đến bây vẫn chưa có con và vợ chồng đã chia tay năm 2020. Hiện tôi đã học gần xong và chuẩn bị trở về nước trong năm 2022. Cho tôi ...
Đối với trường hợp của anh, vấn đề đầu tiên là về nam khoa chính là tinh trùng yếu. Với những thông tin mà anh cung cấp chúng ta chỉ có được kết quả tinh dịch đồ với tinh trùng yếu. Còn những thông tin khác như nội tiết, xét nghiệm di truyền, kết quả thăm khám, thể tích tinh hoàn là bao nhiêu, các bệnh lý kèm theo như thế nào,.. Dựa trên những thông tin đó bác sĩ lâm sàng vô sinh nam mới có định hướng điều trị cụ thể.
Đối vời trường hợp có con của 1 cặp vợ chồng, thì 50% phụ thuộc vào người vợ, hiện tại người vợ tương lai của anh chúng tôi cũng chưa có nhiều thông tin.
Với 1 cặp vợ chồng, chúng tôi chia sẻ một số hướng điều trị như sau:
- Với những trường hợp tinh trùng yếu thì có nhiều mức độ, nhẹ, trung bình, nặng. Tóm lại là tổng số tinh trùng di động của anh trên 10 triệu thì có thể thực hiện thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh ống nghiệm.
- Còn những trường hợp nặng hơn có thể chúng ta thực hiện phương pháp ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn).
Chi phí điều trị hiếm muộn phụ thuộc chủ yếu vào chi phí điều trị dành cho người vợ. Ví dụ như tổng số lượng thuốc để kích noãn, chi phí thực hiện kỹ thuật Thụ tinh ống nghiệm hay ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn). Hoặc những trường hợp có bất thường về di truyền chúng ta phải thực hiện thêm sàng lọc phôi trước khi chuyển phôi vào buồng tử cung của người nữ.
Có 2 tình huống, thứ nhất là anh đến với trung tâm của chúng tôi, với tình trạng là chưa có người vợ tương lai. Thì trước khi anh đến nên cử xuất tinh từ 3-5 ngày là chúng tôi có thể thăm khám, khảo sát và xét nghiệm riêng cho anh. Còn với trường hợp đi cùng vợ thì anh nên kiêng xuất tinh từ 3-5 ngày kèm với người vợ đang trong giai đoạn hành kinh ở 3 ngày đầu tiên để khảo sát, làm một số xét nghiệm, từ đó có hướng điều trị cho anh chị.
Vợ chồng tôi cưới nhau được 4 năm nhưng chưa có con. Hai năm trước tôi có xuống bệnh viện ở thành phố làm thụ tinh ống nghiệm, được 3 phôi trong đó một phôi loại 2 và 2 phôi loại 3. Khi chuẩn bị chuyển phôi thì vợ tôi bị thai ngoài cắt bỏ một bên, mà khả năng chuyển phôi thành công xác ...
Chào anh,
Theo chia sẻ của anh thì tôi không biết đã chuyển hết số phôi trước đó chưa. Trong trường hợp vẫn còn phôi thì việc còn lại của mình là chuẩn bị niêm mạc tốt nhất, và nên thăm khám để loại trừ những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến lần chuyển phôi này. Ví dụ như tình trạng ứ dịch, giảm ống dẫn trứng còn lại.
Trong trường hợp anh đã hết phôi, chúng ta phải thực hiện lại 1 chu kì IVF mới thì hiện tại chi phí điều trị tại IVFTA HCM sẽ dao động từ 80 -100 triệu cho 1 chu kì. Ở độ tuổi 37 thì tỷ lệ thành công tại chúng tôi dao động từ 60 - 65%. Rất mong có thể gặp lại anh trong thời gian sớm nhất tại IVFTA HCM.
Chào bác sĩ, em bị u nang buồng trứng, đã mổ nội soi tháng 10/2020, còn lạc nội mạc tử cung không bóc tách được. Vợ chồng em để tự nhiên hơn một năm rồi nhưng không được. Trường hợp của em nên làm IUI hay IVF ạ? Trước khi làm có phải can thiệp gì không thưa bác sĩ? Xin bác sĩ tư vấn ...
Hiếm muộn là câu chuyện của cả hai vợ chồng, điều này có nghĩa là chúng tôi cần đánh giá đầy đủ tất cả yếu tố. Như chồng thì chúng tôi cần đánh giá chất lượng và số lượng tinh trùng, còn người vợ thì chúng tôi cần đánh giá số lượng trứng trên hai buồng trứng, thường được gọi là dự trữ buồng trứng. Và vấn đề dự trữ buồng trứng này có thể bị ảnh hưởng bởi những thao tác mổ bóc tách u. Ngoài ra cần đánh giá độ thông thương của hai vòi trứng và buồng tử cung.
Nếu tất cả yếu tố này tốt thì chúng ta có thể cân nhắc các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IUI. Trong trường hợp số lượng trứng bị ảnh hưởng bởi tiền căn phẫu thuật trên buồng trứng hoặc chất lượng tinh trùng không đủ để thực hiện IUI, chúng ta có thể cân nhắc đến phương pháp tích cực hơn, đó là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Thân mến!
Thật ra, hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những rối loạn nội tiết phổ biến, thường gặp đối với nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những cặp vợ chồng hiếm muộn đã được xác định là do hội chứng buồng trứng đa nang là những trường hợp chúng tôi khá là thường gặp trên lâm sàng và đây là trường hợp được đánh giá không phải quá khó. Lúc này thụ tinh trong ống nghiệm hay còn gọi là IVF là phương pháp thường được tư vấn cho người bệnh vì tỷ lệ thành công hay tính hiệu quả của nó ở mức khá cao so với những phương pháp khác.
Dưới góc nhìn hiếm muộn, khi so sánh với các nhóm bệnh nhân khác như lớn tuổi, nhóm bệnh nhân có dự trữ buồng trứng giảm, thì nhóm bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang có một ưu thế rõ ràng hơn, đó là số lượng nang trứng ở 2 buồng trứng ở mức khá tốt, tức có nghĩa tỷ lệ lấy được trứng, tạo phôi, nuôi phôi và tỷ lệ có thai sau đó ở mức tích cực hơn so với nhóm bệnh nhân mà tôi vừa kể trên.
Tỷ lệ thành công của anh chị sẽ dao động ở mức 50-60%. Ở trường hợp của anh chị thì người vợ đang ở độ tuổi 27, được đánh giá là ở mức tuổi khá trẻ nên trường hợp của anh chị có tới 2 ưu điểm vừa nêu trên nên thay vì quá lo lắng, bi quan thì anh chị nên đến khám sớm với các bác sĩ hiếm muộn. Chúng tôi hy vọng sẽ gặp được anh chị tại Trung tâm để được trực tiếp thăm khám, tư vấn và lên phác đồ điều trị.
Chúc anh chị sớm có tin vui trên hành trình tìm con của mình. Thân mến!
Tôi bị tiền sản giật hai lần. Lần đầu năm 2015, bé sinh 1850 gram lúc 36,5 tuần. Lần hai năm 2018, bé sinh 700 gram lúc 29,5 tuần (bé mất). Như vậy, tôi muốn sinh thêm cần chuẩn bị những gì và tôi có nguy cơ tiền sản giật ở lần tiếp theo không? Xin cảm ơn.
Vợ chồng tôi hiếm muộn 7 năm, từng đi chạy chữa nhiều nơi nhưng đều là vô sinh không rõ nguyên nhân. Cuối năm vừa rồi, chúng tôi đến nơi khác để khám thì bác sĩ nói chồng tôi bị tinh trùng yếu do tinh hoàn lạc chỗ. Tôi đọc được một ca tương tự như chồng tôi và làm IVF thành công tại Tâm ...
Chào chị,
Đối với trường hợp của vợ chồng chị khi đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM chúng tôi sẽ đánh giá lại cả vợ lẫn chồng. Vì việc thành công phụ thuộc vào cả vợ và chồng, không riêng lẻ mà đây là một vấn đề chung.
Với trường hợp của anh với góc nhìn của bác sĩ vô sinh nam chúng tôi sẽ đánh giá lại rất nhiều yếu tố về nội tiết, di truyền và các xét nghiệm chuyên sâu khác để xác nhận nguyên nhân thực sự ở đâu hay chỉ đơn thuẩn là vấn đề tinh hoàn lạc chỗ.
Dựa trên những thông tin mà chúng tôi thăm khám và có thể tim kiếm được sẽ kết hợp với bác sĩ vô sinh nữ để có 1 hướng điều trị cụ thể giúp anh chị sớm đạt được mục tiêu của mình là có 1 em bé khỏe mạnh đem về nhà. Anh chị cũng đừng quá bị quan, vì những trường hợp khó như của anh chị chúng tôi cũng đã gặp khá nhiều, đồng thời với sự phát triển của y học hiện nay thì chỉ cần bệnh nhân còn tinh trùng, còn trứng là chúng tôi có thể giúp đặt được ước mơ của mình.
Năm nay tôi 46 tuổi, chồng tôi 53 tuổi, hiếm muộn 11 năm, làm IVF 3 lần không thành công. Lần đầu năm 2016 được 3 phôi ngày 3, chuyển hai phôi. Năm 2018, được 4 phôi ngày 3, tổng cộng chuyển 3 lần, 3 lần không có beta. Sau đó tôi uống thuốc nam và đến nay vẫn chưa một lần được làm mẹ. ...
Chào chị Linh,
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về Trung tâm IVF Tâm Anh TP HCM. Tôi rất chia sẻ với hành trình tìm con của anh chị. Trường hợp của vợ chồng chị Linh thì năm nay chị 46 tuổi, còn ông xã 53 tuổi, vợ chồng chị đã làm IVF 3 lần đều thất bại. Đối với trường hợp của chị Linh, tôi đề nghị nên làm thụ tinh trong ống nghiệm lại, do dự trữ buồng trứng của chị Linh giảm, chỉ số AMH còn 0,52 thì chị Linh có thể kích thích buồng trứng nhiều lần, mình sẽ gom trứng lại, khi đã có một số lượng trứng khá rồi thì chúng ta có thể tạo phôi, nuôi phôi lên ngày 5 để tăng cơ hội có thai của chị lên.
Còn tỷ lệ thành công trong trường hợp của chị, do tôi không có nắm rõ tình trạng của anh chị, tôi cần khảo sát với anh chị để tôi có thể tư vấn tỷ lệ cụ thể đối với trường hợp của anh chị. Như vậy để chị đỡ thấy chán nản trong quá trình tìm con.
Năm nay tôi 38 tuổi, đã chuyển phôi thất bại 5 lần. Lần đầu bị thai ngoài tử cung đã cắt một vòi. Thăm khám ở hai bệnh viện lớn nhưng vẫn thất bại, dù 5 lần chuyển phôi đều là phôi ngày 5. Tôi đã dùng các phương pháp bơm huyết tương, chích thuốc lạc nội mạc, dùng lenovo. Kết quả xét nghiệm cuối ...
Xin chào chị Minh Minh!
Trong các nguyên nhân gây thất bại trong điều trị thụ tinh ống nghiệm thì nó bao gồm 3 yếu tố: thứ nhất là phôi, thứ hai là nội mạc tử cung, thứ ba là các bệnh lý khác liên quan.
Phôi là một sinh phẩm bộ máy vật chất di truyền đến từ một nửa ở người cha, một nửa ở người mẹ. Trong trường hợp của chị Minh, anh chồng đang mang một bất thường trên nhiễm sắc thể đó là 47 XXY. Và đây là có thể là một trong những căn nguyên lớn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị của hai vợ chồng mình, tuy nhiên trong bất thường do 47 XXY mà nó hiện hữu thì mình vẫn có nhiều thể bệnh nhẹ hơn và mình có thể can thiệp được.
Trong trường hợp này may mắn nằm trong thể nhẹ thì vẫn có thể tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm và kế đến là làm thủ tục sinh thiết phôi. Kỹ thuật sinh thiết phôi này sẽ giúp mình loại bỏ những phôi có mang bất thường tương tự như người cha, và nó sẽ dẫn đến cho mình một lựa chọn khác để chọn những phôi bình thường chuyển vào buồng tử cung giúp chị mang thai.
Đó là những phương pháp cải thiện được tỉ lệ có thai trong trường hợp của 2 vợ chồng mình. Bên cạnh đó tôi thấy vấn đề về nội mạc tử cung và các bệnh lý liên quan khác nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kết quả sau cùng của một chu kỳ thực hiện IVF.
Do đó là tôi mong chị Minh có thể thu xếp thời gian đến thăm khám sớm để chúng tôi trong suốt quá trình đồng hành cùng chị sẽ tìm ra và phát hiện những bất thường còn lại. Từ đó sẽ đưa ra những phương hướng điều trị tốt nhất tốt nhất. Cảm ơn anh chị, mến chúc anh chị sớm có tin vui.
Tôi bị tắc hai vòi trứng, chưa từng có thai tự nhiên. Tôi đã làm IVF hai lần, một lần sau chuyển phôi thì thất bại, một lần sau chọc trứng không có phôi. AMH 4.6 nhưng số lượng noãn chọc được hai lần đều rất thấp, 4 noãn trên tổng số 17-18 trứng khi siêu âm. Chất lượng noãn chọc ra cũng không cao, ...
Chào chị!
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng chất lượng noãn kém như tuổi mẹ cao, mẹ bị hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung trên buồng trứng... còn ứ dịch vòi tử cung to cũng có thể ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng nhiều hơn đến tỷ lệ phôi làm tổ trong buồng tử cung, nếu như ứ dịch này có nguy cơ chảy ngược lại vào trong buồng tử cung.
Tại IVFTA Hà Nội, chúng tôi cũng có nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng chất lượng noãn thấp như lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng thích hợp cá nhân hoá từng người bệnh, lựa chọn thuốc trưởng thành trứng tốt hoặc kích thích trưởng thành trứng kép hay chuẩn bị môi trường kích thụ tinh để tăng tỷ lệ tạo phôi... Nếu được, anh chị nên đến trung tâm IVFTA Hà Nội khám và mang toàn bộ các xét nghiệm đã làm đến để bác sĩ thăm khám và đánh giá chính xác tình trạng sức khoẻ sinh sản của hai vợ chồng, từ đó có hướng điều trị chính xác và phù hợp nhất cho anh chị!
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, anh có thể liên hệ qua Tổng đài 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Tôi cưới năm 2017, sức khỏe của tôi bình thường nhưng vợ tôi bị buồng trứng đa nang, kinh nguyệt thất thường. Hai vợ chồng làm IUI 3 lần thì một lần bị thai ngoài phải cắt ống dẫn trứng trái, sau đó bác sĩ tư vấn chúng tôi làm IVF. Liệu tình trạng của vợ tôi như thế làm IVF có khả năng đậu ...
Chào anh! Tỷ lệ thành công khi thực hiện IUI khoảng 18-22%, khi thực hiện IVF khoảng 50-60%. Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn, tuy nhiên khi thực hiện IVF lại có thể mang đến nhiều cơ hội có con hơn của hai vợ chồng.
Xuất phát từ việc IVF kiểm soát được tình trạng quá kích buồng trứng khi sử dụng thuốc kích trứng tốt hơn IUI và phôi được tạo ra sẽ được lưu trữ để chuyển số lượng phôi giới hạn vào buồng tử cung nên mục tiêu kích thích buồng trứng khi làm IVF là tạo được nhiều nang để thu được nhiều noãn hơn IUI nhằm tạo được nhiều phôi và mang đến nhiều cơ hội hơn cho cặp vợ chồng. Do đó việc thực hiện IVF đối với trường hợp của hai vợ chồng nếu không có vấn đề nào khác ngoại trừ buồng trứng đa nang là hoàn toàn có cơ hội. Chúc vợ chồng bạn sớm đón con yêu.
Tôi năm này 42 tuổi, đã có một bé 10 tuổi. Sau bé đầu 3 năm, tôi có thai lần hai nhưng bị thai ngoài tử cung phải bỏ. Từ đó đến nay tôi chưa mang thai lại. Vợ chồng tôi cũng đã đi khám, bác sĩ nói niêm mạc hơi mỏng còn lại bình thường. Tuy nhiên, chúng tôi có làm IUI hai lần ...
Xin cảm ơn bạn,
Đầu tiên bác sĩ cũng xin chia sẻ về hành trình điều trị của mình. Với trường hợp của chị có 2 điểm cộng rất là lớn, đầu tiên là mình đã từng có thai, thứ 2 là mình đã từng điều trị IVF mặc dù chỉ mới một lần nhưng mình đã có rất nhiều phôi để chuyển trong 3 lần. Vì vậy, tiên lượng trứng trên buồng trứng của mình khá là khả quan. Tuy nhiên mình đã 42 tuổi rồi, số tuổi càng lớn thì số lượng trứng trên buồng trứng sẽ càng giảm, nên rất mong chị sẽ đến thăm khám sớm tại Trung tâm để chúng tôi có thể khảo sát lại số trứng trên buồng trứng của mình để tiên lượng về khả năng sắp tới mà mình sẽ điều trị.
Thứ 2 là mình có tình trạng là niêm mạc mỏng, tại IVF Tâm Anh TP.HCM chúng tôi sẽ có những phương pháp, đầu tiên là mình có thể nội soi buồng tử cung, thì đây là một phương pháp có thể quan sát được trực tiếp nội mạc tử cung dưới camera nội soi. Khi chúng tôi phát hiện được các tổn thương trên nội mạc của mình thì sẽ xử lý ngay tại đó, và khi mình đã xử lý được thì có một phương pháp khác tại IVF Tâm Anh đang ứng dụng nhiều cho các bệnh nhân có nội mạc mỏng chính là bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, và còn nhiều phương pháp nữa mà chúng tôi đang phát triển, có thể ứng dụng vào tùy trường hợp mình gặp phải.
Thêm một vấn đề nữa của mình là bệnh lý về tuyến giáp, thông thường trước khi điều trị chúng tôi sẽ có hội chẩn với các bác sĩ về nội tiết để kiểm tra lại các chức năng tuyến giáp của mình, vì nếu có những bất thường về nội tiết này sẽ ảnh hưởng lên quá trình điều trị như là kích thích buồng trứng của mình; đồng thời khi có những bệnh lý về tuyến giáp khi mang thai cũng sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trong trường hợp của mình, mặc dù có những tiên lượng không tốt, tuy nhiên không phải là mình không còn cơ hội. Rất mong trong thời gian sắp tới, anh chị có thể đến thăm khám tại Trung tâm để chúng tôi có thể đánh giá lại một lần nữa và tư vấn các phương án điều trị hợp lý và hiệu quả nhất cho mình.
Tôi 36 tuổi, đã kết hôn hơn 9 năm mà chưa có con. Hai vợ chồng từng đi khám hiếm muộn ở bệnh viện cách đây 6 năm, sức khỏe của tôi bình thường còn chồng không có tinh trùng. Bác sĩ khuyên chồng tôi phải chọc hút tinh trùng và thụ tinh trong ống nghiệm. Trước chưa có điều kiện nên hai vợ chồng ...
Chào bạn! Chúng tôi đã gặp khá nhiều trường hợp chồng không có tinh trùng khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ và vẫn có thể có con sau quá trình điều trị và thực hiện hỗ trợ sinh sản.
Không có tinh trùng trong tinh dịch đồ có thể do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân có thể điều trị để có tinh trùng trong khi xuất tinh, có nguyên nhân cần sự can thiệp của khoa học như chọc hút mào tinh hoàn, sinh thiết tinh hoàn tìm tinh trùng nhưng cũng có một nhóm nhỏ nguyên nhân không có tinh trùng thực sự hay có khả năng di truyền cho đời sau.
Do đó anh chị nên đi khám sớm, mang theo các kết quả còn lưu giữ để các bác sĩ tham khảo, để xác định nguyên nhân và có hướng điều can thiệp sớm. Xin lưu ý là thăm khám nên thăm khám cả hai vợ chồng để các bác sĩ có lời khuyên cụ thể cho anh chị. Chúc anh chị sớm đón con yêu.
Tôi vừa đi khám sức khỏe tiền sinh sản thì phát hiện cả hai vợ chồng có gene ẩn Thalassemia - bệnh tan máu bẩm sinh. Bác sĩ bảo vợ chồng tôi có tới 25% sinh con ra mắc bệnh này, nếu mắc, cháu sẽ phải truyền máu cả đời. Nghe xong tôi suy sụp quá. Có thể làm sàng lọc và IVF để loại ...
Xin chào chị Quỳnh An!
Tôi rất chia sẻ với những lo lắng của vợ chồng anh chị. Thalassemia là một bệnh lý di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Đối với những trường hợp như hai vợ chồng là những người lành mang bệnh thì trong việc tạo ra phôi vẫn có khoảng 25% xác suất tạo ra phôi bất thường đến từ cha và mẹ, và dẫn đến cuộc đời em bé sẽ gắn liền với bệnh viện truyền máu huyết học.
Tuy nhiên, nhờ sự phát triển về mặt y học sinh sản cũng như vấn đề về y khoa di truyền thì đã có giải pháp cho những trường hợp như anh chị. Hiện tại, hướng đi hữu hiệu nhất cho hai vợ chồng mình là thụ tinh trong ống nghiệm để tạo ra phôi, sau đó kết hợp với kỹ thuật sinh thiết phôi (PGT). Phương pháp này sẽ giúp tìm ra được những phôi bất thường mang gen bệnh Thalassemia và từ đó lựa chọn những phôi không mang bất thường để chuyển vào buồng tử cung của chị An. Cũng nhờ phương pháp này mà sau đó, hệ gia phả của gia đình chị An mình sẽ loại bỏ hẳn được gen bệnh Thalassemia trong gia đình của mình.
Đây là những thông tin khoa học về phương án điều trị cho những bệnh nhân mang gen bệnh Thalassemia. Trong trường hợp của mình tôi thấy chị An còn khá trẻ, 28 là một độ tuổi vàng trong vấn đề mang thai, nên chị cố gắng tranh thủ thời gian này để đến thăm khám sớm, từ đó chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa giúp hai vợ chồng sớm có tin vui.
Tôi thấy có một số trường hợp chuyển phôi ngày 6 là thế nào thưa bác sĩ? Tại sao chuyển phôi ngày 5 là tốt nhất? Tôi đã làm IVF hai lần đều được rất nhiều phôi, nhưng nuôi lên ngày 5 thì chỉ còn 2-3 phôi. Chuyển phôi cũng không đậu là vì phôi hay do cơ địa? Tâm Anh có tủ nuôi phôi ...
Xin chào bạn Nguyễn Ngọc,
Điều đầu tiên, bác sĩ rất cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm đến chương trình! Đối với câu hỏi đầu tiên của bạn, phôi ngày 6 là gì? Chúng ta cần nhìn lại quá trình phát triển của phôi, chúng ta có 2 giai đoạn chính, đầu tiên chúng ta có phôi ngày thứ 3 hay còn gọi là giai đoạn phôi phân chia và giai đoạn ngày thứ 5 là phôi nang. Vậy phôi ngày 6 là gì? Đây là những phôi thuộc giai đoạn phôi nang, tuy nhiên tốc độ phát triển của những phôi này chậm hơn bình thường, vì thế các chuyên viên khoa học đề xuất thêm một ngày nuôi phôi nữa, vì vậy người ta gọi là phôi ngày thứ 6.
Đối với trường hợp của bạn, có 2 lần IVF thất bại, một điểm đáng chú ý ở đây là bạn có nhiều phôi ngày thứ 3, tuy nhiên nuôi lên ngày thứ 5 thì chỉ còn số lượng ít. Trong trường hợp này, chúng ta cần quan tâm đến các nguyên nhân, đầu tiên là về chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng cũng như môi trường nuôi cấy phôi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi từ ngày thứ 3 lên ngày thứ 5. Vì vậy, tại IVF Tâm Anh TP.HCM chúng tôi chú trọng đến việc nuôi phôi.
Chúng tôi có 3 hệ thống tủ nuôi phôi: đầu tiên là tủ nuôi thông thường, thứ 2 là động học, chúng tôi sử dụng hệ thống camera để quan sát quá trình phát triển của phôi; và cuối cùng hệ thống tủ nuôi phôi cao cấp hơn và hiện đại nhất hiện nay là hệ thống động học kết hợp với ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chọn phôi. Trong trường hợp của mình, chúng tôi khuyến cáo anh chị nên sử dụng tủ nuôi phôi có hệ thống động học, vì sẽ tạo ra môi trường tối ưu cho phôi, có nghĩa là phôi sẽ được đặt bên trong tủ cấy, không bị mở tủ lấy ra cất vào như các tủ phôi thông thường, vì vậy phôi sẽ được nuôi trong môi trường tối ưu nhất. Thêm nữa là tủ nuôi cấy này cung cấp cho chúng ta toàn bộ quá trình phát triển của phôi, phần nào giúp chúng ta đánh giá được chất lượng của phôi, có thể gợi ý được cho chúng ta những cái bất thường về chất lượng trứng cũng như tinh trùng trước đó.
Chúng tôi rất mong là anh chị có thể đến khám tại bệnh viện và mang theo đầy đủ các giấy tờ để cung cấp thêm thông tin, từ đó chúng tôi có thể tư vấn cụ thể hơn cho anh chị. Thân mến và chúc anh chị nhiều sức khỏe!