Tôi nghe nói phương pháp bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân là sử dụng máu của chính mình, giúp cải thiện tình trạng niêm mạc tử cung mỏng. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu phương pháp này khác biệt như thế nào khi dùng máu sẵn có của người khác. Vì sao máu của chính mình lại có thể làm dày niêm mạc hơn, ...
Chào chị. Cảm ơn câu hỏi của chị.
Trước tiên chúng ta cần hiểu về bản chất của huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). PRP là một chế phẩm sinh học được định nghĩa là một phần huyết tương của máu có chứa nồng độ tiểu cầu cao. Ngoài ra, PRP không chỉ chứa tiểu cầu mà còn chứa các yếu tố đông máu, các cytokine, GF và các protein huyết tương khác. Các yếu tố này giúp tăng sinh tế bào, kích thích hình thành mạch máu mới, tăng tạo collagen, nguyên bào sợi, giúp phục hồi các mô tổn thương. Trước đây PRP thường được ứng dụng trong cơ xương khớp, phẫu thuật hàm mặt, da liễu... Ngày nay, có rất nhiều các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của PRP trong lĩnh vực sản phụ khoa, đặc biệt là trong điều trị vô sinh hiếm muộn, giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung điều trị niêm mạc tử cung mỏng, cải thiện tỷ lệ thành công ở người bệnh thất bại làm tổ liên tiếp...
Ở IVF Tâm Anh, để đảm bảo tính an toàn, tương thích với người bệnh tránh các phản ứng miễn dịch và chất lượng, PRP sẽ được lấy ra từ chính máu của người bệnh, ly tâm phân tách và hoạt hóa để trở thành chế phẩm có tác dụng điều trị. Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân được tách chiết bằng phương pháp này khác hẳn với những huyết tương giàu tiểu cầu có sẵn trên thị trường, đã làm từ lâu và bảo quản trong những điều kiện khác thì cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng.
Chồng tôi bị teo tinh hoàn cả hai bên. Xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng. Tôi nghe nói có phương pháp vi phẫu thuật tinh hoàn micro-TESE để thu tinh trùng làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Nếu tôi tiến hành phương pháp này thì cơ hội thành công có cao không?
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chương trình! Trong trường hợp của mình, nam giới không có tinh trùng, tại IVF Tâm Anh TP HCM chúng tôi cần có những khảo sát sâu hơn về di truyền, về nội tiết cũng như đánh giá lại cấu trúc đường sinh dục của nam giới.
Khi người nam giới đó không có bất thường về di truyền và các xét nghiệm khác đủ điều kiện thì chúng tôi có thể tiến hành phương pháp phẫu thuật như vi phẫu trích tinh trùng hay còn gọi là micro-TESE. Với phương pháp này, chúng tôi sẽ quan sát những ống sinh tinh còn lại trong mô tinh hoàn của người nam giới, để tìm những ổ sinh tinh còn sót lại của người nam giới và hy vọng sẽ tìm thấy được tinh trùng ở những ống sinh tinh còn sót lại này.
Rất mong thời gian sắp, hai vợ chồng có thể tới thăm khám trực tiếp với chúng tôi, để mình có thể khảo sát lại, làm những xét nghiệm về di truyền, nội tiết cũng như thăm khám lại người chồng một lần nữa để có thể đưa ra quyết định mình có nên phẫu thuật trong trường hợp này hay không? Xin cảm ơn bạn!
Vợ chồng tôi hiếm muộn 3 năm, đi khám phát hiện tôi bị tắc một bên vòi trứng và bị lạc nội mạc tử cung. Tôi đã làm IUI hai lần, IVF một lần nhưng đều thất bại. Vừa rồi đi khám để chuẩn bị làm IVF thì bác sĩ tư vấn tôi nên dùng keo dính phôi để giúp phôi bám chặt vào thành ...
Chào chị.
Embryo Glue (keo dính phôi) là một môi trường nuôi cấy đặc biệt, có chứa hàm lượng cao hyaluronan, còn được gọi là axit hyaluronic và albumin tái tổ hợp. Ngoài ra, EmbryoGlue cũng chứa carbohydrate và axit amin cần thiết để hỗ trợ quá trình chuyển phôi và làm tổ của phôi.
Hyaluronan là một glycosaminoglycan, có trong ống dẫn trứng và dịch tử cung và tăng tại thời điểm làm tổ của phôi. Hyaluronan đóng vai trò quan trọng trong chuẩn bị nội mạc tử cung cho sự làm tổ của phôi bằng nhiều cách: Tăng các tế bào bám dính phôi và nội mạc tử cung; Tương tác với các yếu tố tăng trưởng tạo điều kiện cho phôi làm tổ sâu; Các sản phẩm phụ của hyaluronan thúc đẩy mạnh sự phát triển của các mạch máu mới.
Embryo Glue bắt chước các dịch tiết tử cung, làm cho các chất tiết từ những cơ quan này dính hơn, hỗ trợ thụ tinh và cấy ghép. Bổ sung Hyaluronan (HA) vào môi trường nuôi cấy cho thấy cải thiện khả năng làm tổ và tỷ lệ mang thai trong các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm.
Vào ngày chuyển phôi, phôi của bệnh nhân được nhúng vào 'keo' và sau đó được chuyển vào buồng tử cung. Nhờ nồng độ cao hyaluronan trong EmbryoGlue có vai trò như là cầu nối gắn kết giữa phôi với nội mạc tử cung, giúp phôi tăng cơ hội bám dính và làm tổ vào nội mạc tử cung. Đồng thời, nó còn giúp tăng sự tiếp nhận của tử cung hạn chế sự di chuyển phôi không như mong muốn.
Hiệu quả của EmbryoGlue trong chuyển phôi đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Năm 2011, tiến sĩ Balaban và cộng sự công bố tại ESHRE: tỷ lệ làm tổ tăng 8% khi sử dụng EmbryoGlue so với nhóm chứng. Năm 2004, Balaban và cộng sự cho thấy sử dụng EmbryoGlue ở những phụ nữ 38 tuổi trở lên giúp làm tăng tỷ lệ có có thai so với sử dụng môi trường chuyển phôi thông thường. Và hiệu quả này đã được chứng minh tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khi sử dụng cho tất cả các phôi chuyển của bệnh nhân giúp tỷ lệ đậu thai tăng 8% và tỷ lệ trẻ sinh sống tăng 1,4 lần.
Ngoài ra trường hợp của chị có nhiều vấn đề như: lạc nội mạc tử cung, tắc vòi trứng, IVF một lần thất bại, chúng tôi cần thăm khám trực tiếp để có thể xác định phác đồ điều trị và các phương pháp can thiệp phù hợp. Anh chị nên mang toàn bộ hồ sơ đã có đến thăm khám trực tiếp với các bác sĩ tại TT HTSS Tâm Anh để nhận được tư vấn điều trị phù hợp nhất.
Vợ chồng tôi cưới nhau 5 năm. Do một lần mang thai ngoài tử cung nên phải cắt vòi tử cung trái, chỉ số dự trữ buồng trứng AMH thấp (0.9). Bác sĩ chẩn đoán rất khó mang thai. Liệu trường hợp của tôi có thể thực hiện phương pháp kích thích buồng trứng nhẹ được không? Rất mong bác sĩ tư vấn.
Chào chị, kích thích buồng trứng nhẹ hay Mild stimulation là phương pháp sử dụng thuốc kích trứng với liều lượng tối thiểu, giúp cho chi phí thấp hơn đáng kể so với phác đồ thông thường, có thể áp dụng trên những trường hợp có dự trữ buồng trứng (AMH) thấp. Tuy nhiên, việc quyết định sử dụng phác đồ kích trứng nào tùy thuộc tình trạng của từng người bệnh, dựa trên sự cân nhắc nhiều yếu tố. Do đó, rất mong anh chị sắp xếp thời gian tới thăm khám sớm, mang theo các kết quả xét nghiệm và hồ sơ thăm khám anh chị đã từng làm, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể và chính xác hơn về trường hợp của mình. Xin cám ơn!
Tôi sinh năm 1988, đi khám phát hiện tử cung có nhân xơ, thành sau có kích thước 40x28, thành trước là 26x21. Ngoài ra, tôi còn bị polyp nhỏ vùng đáy tử cung. Vậy nhân xơ tử cung của tôi có ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi không? Tôi có cần nội soi buồng tử cung không và kỹ thuật nội soi ...
Chào chị!
Qua chia sẻ của mình, thì tôi thấy chị đang có 3 vấn đề lớn:
- Thứ nhất là hai vợ chồng mình đã bắt đầu lớn tuổi, ở độ tuổi 34 và thời gian mong con đã lâu là 6 năm, thì dù nguyên nhân hiếm muộn là gì thì mình cũng nên tích cực tìm đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản
- Thứ hai đó là tình trạng đa nhân xơ tử cung. Đối với nhân xơ tử cung thì có hai yếu tố quan trọng: kích thước và vị trí của nhân xơ tử cung. Đối với các nhân xơ tử cung nằm trong buồng tử cung, tức là nhóm nhân xơ tử cung dưới niêm, tức là những nhân xơ này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển phôi, phôi làm tổ hoặc có thể là nguy cơ cho thai kỳ, ví dụ như tình trạng dọa sảy thai và sảy thai hoặc sinh non. Do đó để cân nhắc có cần phải can thiệp nhân xơ này trước khi chuyển phôi hay không thì chúng tôi cần đánh giá đầy đủ hơn.
- Về Polyp lòng tử cung thì tại IVFTA HCM chúng tôi đã triển khai kỹ thuật nội soi buồng tử cung ngay tại đơn vị hỗ trợ sinh sản. Đây là cái kỹ thuật mà mình sử dụng một cái ống soi đưa vào buồng tử cung có thể quan sát vị trí Polyp, cũng như có thể can thiệp cắt Polyp ngay trong cuộc mổ. Đây là kỹ thuật được thực hiện ở trong ngày, gây mê tĩnh mạch cho nên thường sẽ không gây đau, có thể về trong ngày và sinh hoạt bình thường ngay sau cuộc mổ.
Rất mong có thể gặp lại chị trong thời gian ngắn nhất tại IVFTA HCM. Thân mến!
Tôi 32 tuổi, chồng 35 tuổi, đã làm IVF hai lần. Bác sĩ nói niêm mạc đẹp và phôi tốt nhưng không hiểu sao chuyển phôi thất bại mà không rõ nguyên nhân. Bác sĩ cho tôi hỏi phương pháp ERA test dùng để xác định thời điểm chuyển phôi có áp dụng được cho trường hợp của vợ chồng tôi không, hoặc có phương ...
Xin chào bạn Huyền,
Đầu tiên bác sĩ xin chia sẻ về hành trình đầy gian nan của bạn. Đối với trường hợp của bạn, chúng ta có hai lần làm IVF nhưng chưa thành công, chúng ta cần xem xét đến 3 nhóm nguyên nhân chính: đầu tiên là nguyên nhân đến từ phôi, thứ hai là nguyên nhân đến từ niêm mạc tử cung, thứ ba là những bệnh lý nền của người phụ nữ.
- Trong trường hợp của bạn, chúng ta có niêm mạc tốt. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rõ tốt ở đây là ở mức độ như thế nào, thông thường niêm mạc của bạn quan sát về mặt hình thái ở dưới siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ thì có lẽ trong trường hợp của bạn cần phải khảo sát thêm về niêm mạc. Tại IVF Tâm Anh TP HCM chúng tôi trong các trường hợp thất bại nhiều lần, chúng tôi có thể nội soi buồng tử cung để quan sát trực tiếp niêm mạc buồng tử cung của bạn để xem có tổn thương nào để xử lý ngay tại thời điểm đó.
- Thứ 2 về phôi, thông thường nếu phôi tốt, các chuyên viên khoa học sẽ đánh giá bên ngoài về mặt hình thái để phân loại chất lượng phôi. Tuy nhiên, muốn biết chính xác hơn về chất lượng di truyền của phôi, chúng ta cần phải có thông tin từ việc sinh thiết phôi để kiểm tra chất lượng di truyền.
- Thứ 3 là nhóm bệnh lý nền, ví dụ như những bệnh về chuyển hóa nội tiết, hoặc những bệnh lý đi kèm của phụ nữ như lạc nội mạc tử cung, hoặc u xơ tử cung.
Rất mong trong những thăm khám kế tiếp, bạn Huyền có thể đến thăm khám trực tiếp tại trung tâm để chúng tôi có thể khảo sát lại một lần nữa, xem lại toàn bộ quá trình điều trị của bạn trước đó để có thể tư vấn phương pháp hiệu quả.
Riêng về trường hợp ERA-test là chúng ta xem xét lại quá trình làm tổ, cửa sổ làm tổ của phôi. Khi chúng ta có một phôi tốt và niêm mạc tốt, chúng ta phải xem xét lại tính chấp nhận của nội mạc, xem phôi đó có làm tổ đúng thời điểm của niêm mạc chấp nhận hay không? Trong trường hợp của bạn, chúng tôi đánh giá niêm mạc của bạn tốt, chất lượng phôi tốt thì có thể xét nghiệm ERA-test để xác định đúng thời điểm làm tổ của phôi để chuyển phôi đúng thời điểm, giúp làm tăng tỷ lệ có thai.
Phôi ngày 5 có cần làm phôi thoát màng không hay chỉ áp dụng cho phôi ngày 3, thưa bác sĩ? Phương pháp này cần bác sĩ chỉ định hay bệnh nhân có thể yêu cầu?
Chào chị Thúy Hà, cám ơn chị đã gửi câu hỏi đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bênh viện Tâm Anh. Hỗ trợ phôi thoát màng chỉ áp dụng cho phôi trữ ngày 3. Đối với phôi tươi ngày 3 hay 5 và phôi trữ ngày 5 thì không hỗ trợ phôi thoát màng. Phương pháp này do chuyên môn chỉ định khi cần. Cám ơn chị!
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Tôi năm nay 33 tuổi, chưa có ý định lập gia đình. Tôi nghe nói phụ nữ càng lớn tuổi số lượng trứng sẽ giảm đi. Vì vậy, tôi mong muốn được trữ trứng trước rồi sau này lập gia đình sẽ thực hiện IVF để có bé. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi thủ tục trữ trứng cho người chưa lập gia đình. ...
Cảm ơn câu hỏi của chị đã gửi đến chương trình. Đối với phụ nữ cần trữ trứng tại bệnh viện thì cần các thủ tục như sau:
- Giấy chứng nhận độc thân;
- Chứng 90701minh nhân dân hoặc passport được công chứng và có thời hạn trong 6 tháng.
Đối với việc trữ trứng tại bệnh viện thì sẽ không ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi sau đó nên chị cứ yên tâm và đến với chúng tôi.
Vợ chồng tôi may mắn có con nhờ phương pháp IVF. Giờ còn phôi muốn trữ tiếp để vài năm sau làm thêm IVF. Việc trữ phôi như vậy rồi sau này rã đông có ảnh hưởng đến chất lượng phôi không và em bé sinh ra có gặp vấn đề gì không? Cảm ơn bác sĩ.
Tôi xin chúc mừng anh chị vì đã thành công đón được con yêu nhờ phương pháp IVF. Nếu như một thời gian sau đó mình có mong muốn tiếp tục có con thì nên quay lại bệnh viện để điều trị, chuẩn bị cho bé thứ 2. Quá trình lưu trữ phôi sẽ không bị ảnh hưởng, đối với bệnh viện Tâm Anh TP.HCM tỉ lệ phôi sống sau rã đạt đến trên 99%. Chị có thể quay lại vào thời gian mà mình cảm thấy sức khỏe tốt, sẵn sàng chào đón thiên thần mới.
Vợ chồng tôi đã thực hiện IVF hai lần, đều có chất lượng phôi tốt và niêm mạc tốt, nhưng thất bại khi chuyển phôi mà không rõ nguyên nhân. Phương pháp xét nghiệm ERA có thể áp dụng cho trường hợp của tôi được không? Rất mong bác sĩ tư vấn.
Chào chị! Cảm ơn câu hỏi của chị!
Khả năng làm tổ của phôi sau khi chuyển phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, trong đó bao gồm bản chất của phôi (chất lượng phôi và khả năng phôi mang bộ nhiễm sắc thể bình thường), độ tiếp nhận của niêm mạc tử cung người mẹ, các yếu tố bệnh lý nền của người mẹ...
Kể cả khi các yếu tố kể trên đã được kiểm soát thì tỷ lệ thành công cho phôi làm tổ với trình độ y học kỹ thuật hiện đại tối đa là khoảng 60-70%. ERA test là một phương pháp xét nghiệm mới trên thế giới, cho phép các bác sĩ lâm sàng biết được thời điểm tối ưu để chuyển phôi phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân dựa trên đánh giá DNA của mô niêm mạc tại thời điểm muốn chuyển phôi, các bằng chứng hiện tại trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp này còn nhiều tranh cãi.
Việc lựa chọn phương pháp tiếp theo để giúp gia tăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi, anh chị nên được tư vấn trực tiếp với các bác sĩ lâm sàng, những người nắm rõ tình trạng, tiền sử, các chỉ số xét nghiệm của anh chị. Với những dữ kiện chị đưa ra, lời khuyên trước hết là hãy thực hiện tối đa cho phôi (có thể làm sàng lọc bệnh cho phôi) và đánh giá tình trạng của người mẹ (nhiễm sắc thể đồ, bệnh lý nền...) trước khi kết hợp các phương pháp như ERA test.
Vợ chồng tôi sinh được một con trai năm 2015. Con trai tôi sau khi sinh bị bệnh lý về ống thận (vôi hóa tháp thận). Gia đình tôi đã làm xét nghiệm gene cho con trai và hai vợ chồng, kết quả do gene. Giờ tôi muốn sinh thêm con, có phương pháp sàng lọc IVF nào phù hợp với vợ chồng tôi không, ...
Chào anh Vũ Văn Bá, cám ơn anh đã gửi câu hỏi đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Rất chia sẻ với bệnh lý mà con anh đã mắc phải. Đối với các trường hợp bất thường do gen, anh chị làm TTON sau đó nuôi phôi đến ngày 5 và sinh thiết phôi làm PGT-M. Tuy nhiên anh chị cần đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được thăm khám và tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình, khi đi anh chị nhớ mang theo kết quả xét nghiệm về gen bất thường của anh chị và bé.
Anh chị có thể đến bệnh viện khám tất cả ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7 trong khung giờ từ 7h đến 15h30, riêng chủ nhật chỉ khám buổi sáng từ 7h đến 11h30. Mong sớm gặp được anh chị tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Vợ chồng tôi sinh năm 1984, đã làm IVF chọc hút 5 lần và chuyển phôi 3 lần nhưng đến nay vẫn chưa may mắn đón được bé nào. Có phương pháp nào tốt để vợ chồng tôi tiếp tục hành trình tìm con không? Cảm ơn bác sĩ.
Chào chị, tôi rất chia sẻ với hành trình tìm con của anh chị!
Hiện tại anh chị đã làm 5 lần thụ tiinh trong ống nghiệm, 3 lần chuyển phôi mà mình chưa có được beta. Anh chị đã lớn tuổi nên cơ hội có thai sẽ hơi giảm đi so với những người khác. Nếu muốn cải thiện tình trạng này, nếu trước đến nay những phôi chị đã chuyển chưa có phôi nào được nuôi lên ngày 5 thì mình đề nghị nuôi lên ngày 5 xem cơ hội có thai ở những phôi này như thế nào. Nếu điều kiện kinh thế của chị cho phép thì chị nên sinh thiết phôi để tìm những bất thường. Nếu chưa là bộ NST thì chị nên kiểm tra bộ NST ở của cả 2 vợ chồng, kiểm tra này chỉ cần lấy máu xét nghiệm.
Nếu chị cần hỗ trợ anh chị có thể đến Trung tâm IVF Tâm Anh HCM. Nếu điều kiện cho phép thì sau khi làm thụ tinh ống nghiệm, nuôi phôi lên ngày 5 và sinh thiết phôi để xem phôi có bất thường hay không. Trong quá trình điều trị chúng tôi có thể kiểm tra, khảo sát nội mạc tử cung xem có vấn đề gì hay không. Nếu có vấn đề ảnh hưởng đến khả năng có thai thi tùy theo nguyên nhân là gì chúng tôi sẽ có những phương pháp điều trị riêng để tăng cơ hội có thai cho chị. Rất mong sớm gặp lại anh chị tại IVFTA-HCM.
Vợ tôi sinh năm 1993, bị đa nang buồng trứng, đã thực hiện IUI hai lần và IVF ở một bệnh viện lớn tại TP HCM, thu được 10 phôi, đã chuyển 3 lần 6 phôi nhưng không có kết quả. Tết vừa rồi là cái Tết kinh khủng và căng thẳng với chúng tôi do áp lực con cái từ gia đình.
...Trước hết tôi rất thông cảm với sự căng thẳng và mệt mòi của hai vợ chồng sau hai lần IUI, 3 lần chuyển phôi không thành công. Tuy nhiên với góc nhìn của bác sĩ thì tôi thấy được một số điểm cộng rất quan trọng.
Thứ nhất, tuổi của vợ anh năm nay mới 29 tuổi. Trong điều trị vô sinh, tuổi của người vợ là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định tỷ lệ thành công. Bởi vì quyết định chất lượng trứng cũng như chất lượng phôi.
Điểm cộng thứ hai là số lượng phôi tạo ra trong lần điều trị vừa rồi. Mình tạo ra được 10 phôi, chuyển phôi 3 lần hết 6 phôi thì tôi đoán đó là phôi ngày 3. Là buồng trứng đa nang nên tạo ra được nhiều trứng, tỷ lệ tạo phôi như vậy là tốt, ít nhất là đến phôi ngày 3.
Tuy nhiên trong trường hợp chuyển phôi nhiều lần chưa thành công sẽ có một số giải pháp cần cân nhắc trước khi chuyển phôi tiếp.
- Vấn đề thứ nhất là phôi. Vì nuôi phôi đến ngày 3 thì sự phát triển của phôi lệ thuộc hoàn toàn vào trứng, mức độ gen của phôi chưa kích hoạt lên. Cho nên điều đầu tiên tôi suy nghĩ tới với tình huống này là nên nuôi phôi ngày 5. Nuôi phôi ngày 5 không phải để phôi từ chất lượng không tốt thành chất lượng tốt mà để góp phần chọn được phôi nào là thật sự tốt.
- Vấn đề thứ hai là bệnh lý buồng trứng đa nang, đây là một bệnh lý về chuyển hóa nội tiết, do đó sẽ có những tác động không tốt lên nội mạc tử cung. Thông thường trước khi chuyển phôi nên xử lý những bất lợi này.
Câu hỏi bạn đưa ra là có nên chuyển tiếp những phôi này hay không, đây là quan điểm mang tính chất hơi cá nhân. Phôi là sản phẩm kết hợp giữa trứng và tinh trùng, đó là một mầm sống, là con của mình. Nên theo tôi nếu có cơ hội mình vẫn nên chuyển tiếp. Nhưng việc xử lý những phôi này thì theo tôi đoán đang là phôi ngày 3 nên rã ra rồi nuôi lên ngày 5 để chọn lọc thật sự phôi nào là phôi có tiềm năng.
Tôi đã từng gặp nhiều cặp vợ chồng từ bỏ đi tìm con không phải vì nguyên nhân kinh tế hay trường hợp quá khó mà là do quá mệt mỏi về tâm lý. Vì vậy anh và vợ có thể trao đổi về việc rã đông phôi, nuôi phôi lên ngày 5 và chọn lọc phôi tiềm năng để chuyển.
Việc đem phôi về Tâm Anh thì trong trường hợp này tôi nghĩ hai vợ chồng nên lên gặp tôi trước để tôi thăm khám lại, trước khi quyết đinh có nên đem phôi đi hay không. Do tôi đặt khả năng thành công của hai vợ chồng lên hàng đầu rồi sau đó mình sẽ thảo luận thêm.
Chúc vợ chồng anh chị năm nay sẽ rược được con. Cảm ơn anh chị.
Vợ chồng tôi hiếm muốn 11 năm và đã đi khám. Bác sĩ nói chồng tôi phải mổ xem có tinh trùng không, nếu không thì phải xin tinh trùng của người hiến, nhưng hiện tại chúng tôi chưa tìm được người hiến. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh viện Tâm Anh có ngân hàng tinh trùng không?
Chào chị Vân, đầu tiên tôi xin chia sẻ sâu sắc đến với anh chị khi rơi vào 1 cặp vợ chồng không có tinh trùng, để đạt được ước nguyện có con của mình sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt là tìm người hiến tinh trùng. Hiện tại ở Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM đã có ngân hàng tinh trùng, sẵn sàng phục vụ các cặp vợ chồng có nhu cầu.
Tuy nhiên có 1 điểm tôi cần lưu ý với anh chị là khi vợ chồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại ngân hàng tinh trùng phải thỏa 1 số điều kiện như sau là phải tìm được 1 người hiến tinh trùng. Theo quy định của bộ Y tế trường hợp này phải được thăm khám sức khỏe cũng như được thăm khám lâm sàng và thực hiện 1 số xét nghiệm chuyên sâu. Việc này để xác định đây là 1 trường hợp có thể hiến được tinh trùng. Ngoài ra người hiến tinh trùng sẽ được kiểm tra về tâm lý và tâm thần. Sau khi vượt qua những bước kiểm tra thì cần phải đi trung bình từ 3-4 lần trong đó có 2 lần sẽ lấy tinh trùng để trữ lạnh. Lần cuối cùng sẽ xét nghiệm máu để xác định không bị HIV. Toàn bộ quá trình như vậy trải qua khoảng hơn 3 tháng. Đó là hành trình khá dài và phải chờ đợi nên rất mong anh chị kiên nhẫn.
Hẹn gặp lại anh chị tại IVFTA-HCM, chúc anh chị luôn vui khỏe và may mắn.
Tôi năm nay 34 tuổi, có một cháu 8 tuổi. Hai vợ chồng tôi mang gen bệnh Thalasimia, từng làm IVF một lần và thất bại. Tôi vẫn còn một phôi nữa. Tôi bị niêm mạc mỏng, theo dõi chỉ được 7mm. Mong bác sĩ tư vấn làm cách nào để đạt kết quả cho lần IVF tiếp theo giúp tôi.
Chào chị! Câu hỏi của chị còn thiếu khá nhiều thông tin quan trọng mà chúng tôi cần biết để tư vấn được cho anh chị. Mời anh chị đến thăm khám trực tiếp và mang theo tất cả những hồ sơ đã có về quá trình điều trị IVF cũng như kết quả xét nghiệm gen bệnh Thalassemia của hai vợ chồng và cháu bé đã sinh tới trung tâm Hỗ trợ sinh sản để được tư vấn cụ thể về tình trạng của gia đình mình.
Tôi năm nay 31 tuổi. Tôi làm xét nghiệm tinh dịch đồ và có kết quả như sau: tổng số tinh trùng 120x10 mũ 6; tiến tới 16%; không tiến tới 19%; không di động 65%; tỷ lệ sống 48%; hình dạng bình thường 2%. Tôi sắp lấy vợ nên lo lắng không biết có khả năng có con bình thường không? Xin bác ...
Chào anh, đầu tiên tôi rất chia sẻ về những băn khoăn sức khỏe của anh. Theo thông tin anh cung cấp tôi nhẩm tính số lượng tinh trùng của anh khoảng trên 10 triệu con tinh trùng cho mỗi lần xuất tinh. Đây là ngưỡng mà bác sĩ lâm sàng cân nhắc khi quyết đinh điều trị cho bệnh nhân khi đến IVFTA-HCM.
Tuy nhiên việc có con là việc của một cặp vợ chồng, vai trò của chồng 50%, vai trò của vợ 50% do đó việc có con của anh còn phụ thuộc vào yếu tố vợ. Rất mong được gặp anh và người vợ tương lai ở IVFTA-HCM. Chúc anh luôn vui khỏe và may mắn.
Tôi năm nay 47 tuổi, lập gia đình năm 42 tuổi. Kinh nguyệt gần đây nhất là ngày 23/11/2021 và 23/12/2021, đến nay chưa thấy có kinh. Từ trước đến nay kinh nguyệt của tôi không đều. Tôi tha thiết và mong muốn có một đứa con, mong bác sĩ giúp tôi.
Xin chào chị Lệ Châu!
Tôi rất là đồng cảm và chia sẻ với mong muốn có con của chị. Đối với phụ nữ càng lớn tuổi thì việc mà mang thai sẽ trở nên ngày càng khó khăn hơn, vấn đề của mình ở đây là số lượng và chất lượng trứng ngày càng giảm dần. Và trong trường hợp của chị Châu năm nay 47 tuổi kèm theo các triệu chứng kinh nguyệt không được đều, thì đây có thể là những tín hiệu báo trước là mình đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Hay nói cách khác vấn đề này nó liên quan đến việc dự trữ buồng trứng không còn nhiều.
Để có một câu trả lời chính xác hơn về các phương pháp cũng như hướng điều trị cho mình sớm có con thì tôi mong là chị Châu có thể thu xếp đến khám tại BVĐK Tâm Anh sớm. Tại đây chúng tôi sẽ kiểm tra tình trạng buồng trứng, khảo sát sức khỏe sinh sản tổng quan của chị. Trong trường hợp dự trữ buồng trứng giảm thì mình vẫn có cơ hội mang thai bằng cách là mình sẽ tiến hành kích thích buồng trứng nhiều lần để gom trứng, thậm chí là gom phôi. Mặc dù tỉ lệ mang thai ở lứa tuổi của chị thì tỷ lệ sẽ thấp hơn khi còn trẻ tuổi nhưng mà mình vẫn còn cơ hội. Ngược lại trong trường hợp khả năng dự trữ buồng trứng mình khá thấp, không còn cơ hội trứng nữa thì liệu pháp sau cùng mới là đi xin trứng.
Nhân đây tôi cũng mến chúc anh chị có tin vui trong thời gian sắp tới, cảm ơn chị Lệ Châu.
Tôi năm nay 38 tuổi, có bé trai đầu 10 tuổi, vài năm trước tôi để thả mong con thứ hai nhưng không được. Tôi đi siêu âm mới biết bị tụ dịch vết mổ đẻ cũ gây khó thụ thai. Tôi đã mổ lại bằng phương pháp mổ mở, hiện vẫn còn tụ dịch nhưng buồng tử cung không còn bị dịch vào ...
Chào chị! Cảm ơn câu hỏi của chị!
Trường hợp của chị có hai vấn đề khó khăn: Thứ nhất là tình trạng tụ dịch vết mổ cũ nếu nhiều và dịch tràn vào lòng buồng tử cung sẽ gây ra tình trạng viêm niêm mạc tử cung mạn tính, cản trở việc làm tổ của phôi, tình trạng này cần phải được theo dõi và điều trị thích hợp. Thứ hai là tuổi chị đã trên 35, tỷ lệ noãn bất thường tạo thành cao, dẫn đến tỷ lệ phôi bất thường cũng cao hơn người trẻ tuổi; kết hợp với dự trữ buồng trứng giảm cũng khiến cho khả năng thành công khi làm IVF giảm xuống theo.
Những trường hợp như chị cũng đã có nhiều người có thể điều trị thành công và sinh bé khỏe mạnh tại IVF Tâm Anh, dù quá trình điều trị có thể kéo dài hơn. Vì thế anh chị nên sớm tới thăm khám để được các bác sĩ tư vấn cụ thể liệu trình điều trị cho anh chị, tranh thủ thời gian trước khi buồng trứng lão hóa dần dần. Chúc anh chị sớm đón con yêu về nhà.
Tôi có phôi trữ ở bệnh viện tại Đà Nẵng, bây giờ tôi muốn chuyển phôi trữ vào TP HCM có được không, thưa bác sĩ?
Chào bạn,
Tại IVFTA HCM chúng tôi có thể tiếp nhận những phôi từ các trung tâm khác chuyển đến. Tuy nhiên về thủ tục thì mình nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn những thủ tục cần thiết và thăm khám sau đó.
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
ID CLIP 90744 BÁC SĨ NGUYỄN NGỌC QUỲNH
Hai vợ chồng tôi lấy nhau được 5 năm rồi mà chưa có con. Tôi bị kinh không đều, xét nghiệm nội tiết prolactin cao. Giờ tôi muốn làm IUI có được không?
Chào chị!
IUI hay còn gọi là bơm tinh trùng vào buồng tử cung, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến đang được ứng dụng trên lâm sàng. Một bác sĩ đánh giá một cặp vợ chồng hiếm muộn có đủ điều kiện để thực hiện IUI hay không, thường được đánh giá trên các yếu tố cơ bản:
- Từ phía người vợ, cần khảo sát chức năng 2 buồng trứng có bình thường hay không? Cần đánh giá sự thông thương của ít nhất là 1 tai vòi, không có tình trạng ứ dịch hoặc không có tình trạng tắc tai vòi.
- Từ phía người chồng, cần phải được thực hiện tinh dịch đồ để đánh giá các thông số liên quan đến tinh trùng, trong đó số lượng tinh trùng di động tiến tới là thông số quan trọng.
Để có thể trả lời chính xác cho câu hỏi anh chị có đủ điều kiện thực hiện IUI hay không, chúng tôi hy vọng sẽ sớm gặp lại anh chị tại Trung tâm để có thể thăm khám trực tiếp, và chỉ định tiếp cận lâm sàng phù hợp. Xin cảm ơn anh chị đã gửi câu hỏi về cho các bác sĩ tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM. Thân mến!