Ngân hàng Phương Nam chính thức "về một nhà" với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín từ đầu tháng 10 tới và phải xóa tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp.
Dẫn lại vụ siêu lừa Huyền Như, bầu Kiên hay đại án tham nhũng ALCII, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng dù xảy ra ở đâu, như thế nào cũng thuộc trách nhiệm xử lý của Ngân hàng Nhà nước.
“Tôi kêu gọi hãy sốt ruột với thời gian, nếu không nền kinh tế sẽ tiếp tục trì trệ. Đừng dồn công việc này cho người sau, nhiệm kỳ sau”, TS Nguyễn Đình Cung kêu gọi trước khi khép lại Diễn đàn Kinh tế Mùa Thu 2014.
Lần thứ hai đăng đàn trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ làm rõ 3 vấn đề trọng yếu của hệ thống ngân hàng hiện nay.
Quá trình tái cơ cấu đã đi được hai phần ba chặng đường nhưng 5 ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất hệ thống chưa thay đổi khả quan.
Để vay 700 tỷ đồng, doanh nghiệp đã dùng kho cà phê đem thế chấp ở 7 ngân hàng mà đến khi thanh lý hoá ra chỉ toàn lá với cỏ khô.
Trong điều kiện Nhà nước không có tiền xử lý nợ xấu thay ngân hàng, cần tìm cách cắt giảm chi phí, giúp họ có nguồn thu để tự chữa căn bệnh nan y và khơi thông tín dụng cho nền kinh tế, theo Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
Nhiều ngân hàng đang quyết liệt trong vấn đề tái cơ cấu. Trong đó, nợ xấu chính là trọng tâm, được nhiều nhà băng chú trọng và cố gắng xử lý.
Hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s vừa nâng một bậc xếp hạng cho Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), đồng thời nâng triển vọng của 5 ngân hàng khác lên tích cực.
Trao đổi với các đơn vị sản xuất - kinh doanh tại Thanh Hóa, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng việc làm ăn thiếu bài bản, chưa đúng quy định là trở ngại lớn nhất khi tiếp cận vốn ngân hàng.
Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình về vấn đề nợ xấu tại kỳ họp cuối tháng này.
Các chuyên gia nhấn mạnh đây là giai đoạn khó khăn nhưng xử lý nợ xấu không thể chậm trễ và cần có một khoản tiền để đẩy nhanh quá trình này.
Nợ xấu lớn, mức độ sở hữu chéo cao và các số liệu báo cáo còn thiếu sự tin cậy, chính xác... được Ngân hàng Thế giới nhận định là những rủi ro lớn với hệ thống tài chính của Việt Nam
Trước ý kiến cho rằng hoạt động của VAMC chưa hiệu quả, lãnh đạo đơn vị này khẳng định việc mua nợ đang theo đúng lộ trình và dự kiến đạt 70.000 tỷ đồng vào cuối năm nay.
Lượng vốn thu về sẽ được Chính phủ sử dụng để chuyển đổi cho số trái phiếu phải chịu lãi suất cao từng phát hành trong những năm trước.
Tăng trưởng tín dụng chưa đi được một phần ba chặng đường, ông Lê Đức Thọ tin vẫn đạt chỉ tiêu cả năm, nhưng đòi hỏi nỗ lực và giải pháp đồng bộ của Chính phủ, các bộ ngành chứ không riêng hệ thống ngân hàng.
Hàng nghìn tỷ đồng đã được các ngân hàng trích ra từ lợi nhuận quý II để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng đột biến so với quý một và cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí chỉ tính riêng trong quý II đã hơn 2.600 tỷ đồng, cộng với trích lập dự phòng rủi ro lớn trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm của BIDV sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến cuối tháng 6, SHB có tổng nợ quá hạn gần 7.500 tỷ đồng, tăng hơn 70% so với đầu năm.
Lợi nhuận trước thuế trong 2 quý của Eximbank đạt 664 tỷ đồng, giảm hơn 12% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu về huy động vốn, tín dụng và tổng tài sản của nhà băng đều tăng trưởng âm.