Bộ Văn hoá Thông tin vừa xếp hạng khu phố cổ Hà Nội vào di tích lịch sử quốc gia. Sắp tới, ô phố Hàng Bạc - Mã Mây - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiền sẽ được thành phố đầu tư tu sửa nhằm bảo tồn giá trị văn hoá, sau đó sẽ nhân rộng ra các tuyến phố khác.
Tháng 4 tới, các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam bắt đầu khảo sát nhà cổ, công trình lịch sử để đưa ra chuẩn mực kiến trúc đối với các công trình trong khu phố cổ và chính sách cho công tác bảo tồn sau đó.
Mặt phố Cửa Đông là dãy nhà 2-3 tầng, bỗng ngoi lên sừng sững tòa lầu 6 tầng ở nhà số 17. Công trình này xây dựng sai giấy phép, tồn tại 2 năm nay song vẫn chưa bị các lực lượng chức năng xử lý.
Ngôi nhà được trùng tu ở 51 phố Hàng Bạc, có diện tích hơn 100 m2. Phó ban Quản lý phố cổ Hà Nội Nguyễn Ngọc Quỳnh, cho biết sẽ kết hợp với các kiến trúc sư người Pháp để khôi phục ngôi nhà theo đúng kiến trúc cũ. Công trình dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm nay.
Tuy là khu vực cần được bảo tồn, nhưng trước nhu cầu về nhà ở của người dân, chính quyền thành phố phải đồng ý cho xây dựng những công trình mới tại các phố cổ. Tuy nhiên, hầu hết các căn nhà mới đều xây dựng sai phép khiến cho kiến trúc của "36 phố phường" đang bị phá vỡ.
36 phố phường thông thoáng hẳn sau 10 ngày thực hiện chiến dịch lập lại trật tự an toàn giao thông. Vắng bóng xích lô, xe thồ, còn xe máy và hàng hóa gọn gàng trên vỉa hè. Tuy nhiên, nhiều người phải đi bộ dưới lòng đường vì các hành lang dành cho họ đều... phải nhường cho xe máy.
Ý kiến này được các nhà nghiên cứu nhấn mạnh trong hội thảo "Bảo tồn phố cổ - góc nhìn so sánh trong khu vực Đông Nam Á", diễn ra ngày 4 và 5/12 tại Viện Goethe (Hà Nội). Theo các chuyên gia, với đặc thù phố cổ Hà Nội hiện nay, việc cải tạo và gìn giữ cần sự kết hợp nhiều ngành, nhiều cấp.
Sáng qua, Sở GTCC thành phố đã tổ chức mở thầu cải tạo khu phố cổ. Đây là hạng mục thuộc dự án tăng cường năng lực giao thông đô thị Hà Nội, triển khai thi công vào đầu năm 2003 và hoàn thành trong khoảng thời gian 300 ngày.
Tại hội thảo quốc tế "Giữ gìn và phát huy di sản Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa” diễn ra từ 26 đến 27/3, ở Hà Nội, các nhà nghiên cứu cho rằng một trong những nổi trội nhất của thủ đô hiện nay là các di sản kiến trúc đô thị, tiêu biểu là khu thành cổ, phố cổ, các di sản kiến trúc cổ.
"Các di tích là bộ phận quan trọng nhất của phố cổ thủ đô, nhưng 80% số công trình quý báu này đang bị lấn chiếm và xâm hại”,TS Tô Thị Toàn phát biểu tại hội thảo Cuộc sống trong phố cổ Hà Nội, vừa được tổ chức tại Viện Goeth.
Theo UBND thành phố Hà Nội, từ nay đến năm 2005 phải dãn được trên 20.000 dân khỏi khu vực phố cổ đến khu đô thị mới. Tuy nhiên, đến nay, dự án này bộc lộ một số điều bất ổn.
2h30' ngày 24/7, căn nhà 42 Mã Mây, Hà Nội, rộng 55 m2, đột nhiên bốc lửa. Khi ngọn lửa bắt đầu lan sang mái nhà đằng sau thì lực lượng cứu hỏa đến và dập tắt. Theo anh Nguyễn Văn Hiển, người hàng xóm, nguyên nhân vụ cháy là do chập điện.
Dự án xây dựng nhà ở dãn dân khu phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm đã được thành phố phê duyệt và quý IV năm nay là thời điểm hoàn thành dự án.