Tạo một website kho tàng tư liệu lịch sử Việt Nam và công cố rộng rãi để những người quan tâm có thể tìm được tư liệu. Tạo nhiều tác phẩm nghệ thuật có đề tài là lịch sử Việt Nam (như Trung Hoa có các phim truyện).
Bản chất môn Sử không có sáng tạo mà tôn trọng giá trị lịch sử. Nhưng đề thi của các bác Giáo dục thì kích thích sự học tủ và sáng tạo trong trả lời của học sinh. Tâm lý ngồi lâu trong phòng, kiến thức lõm bõm thi phải "chế" thôi. Do vậy để đừng bận tâm đến kết quả bài thi thì hình thức thi trắc nghiệm nên đưa vào.
Thay vì dạy chay, học chay, giáo viên cần phải sử dụng thật nhiều các phương tiện giảng dạy hiện đại như đầu máy, tivi, máy vi tính... chiếu các phim ảnh tư liệu lịch sử để học sinh xem và ghi nhớ. Chen vào các bài giảng nên có những câu chuyện lịch sử để giờ học thêm sinh động, sẽ cuốn hút học sinh hơn.
Học sinh thường có tâm lý ngại các môn xã hội như Văn, Sử và Địa lý. Đây là một xu hướng không tốt vì văn hoá ứng xử, nếp sống và lòng tự hào dân tộc mà con người ta có được là thông qua những môn học này.
Hiện nay gần như chúng ta vẫn coi trọng các môn cơ bản như Tóan, Lý, Hoá, Ngoại ngữ. Đối với môn Sử, tôi nghĩ rằng cần phải có phương pháp dạy sao cho các em hiểu được lịch sử chứ không phải thuộc lòng lịch sử.
Sách sử nên bán theo từng giai thoại hơn là đóng 1 quyển to và dày cui chỉ cho các nhà sử học thì tốt hơn và đắt quá thì học sinh cũng không thể mua mãi được. Tốt nhất là rẻ mà đầy đủ về các thời kỳ và các truyền thuyết thì hay hơn.
Tôi thật sự thất vọng và buồn khi đọc bài viết này. Không thể hình dung được những học sinh đã tốt nghiệp trung học rồi mà có kiến thức về lịch sử như vậy.
Vấn đề này theo tôi không phải là học sinh của chúng ta học kém hoặc là sách giáo khoa có vấn đề, mà nguyên nhân có thể là do phương pháp giáo dục của ta cần phải nhìn nhận lại.
Các môn "xã hội" nói chung hay môn Sử nói riêng không được chú trọng bằng các môn học "thực tế" khác. Đó là chưa xét tới sự khô khan của môn học này (xét ở mức độ trong trường học phổ thông).
Tôi đã từng là học sinh và cũng là người yêu thích môn Lịch sử nên tôi có thể hiểu được vì sao nhiều người không biết nhiều về lịch sử. Đó là do sự xem nhẹ tầm quan trọng của môn Sử so với những môn khác, cách dạy và học, cách thi cử...
Một lần con tôi học lớp 4 làm bài kiểm tra Sử, có câu: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa nền giáo dục thời Lý Trần với thời Lê? Xin tất cả mọi người, kể cả những người chê bai trẻ em VN kém hiểu biết về lịch sử đất nước, hãy trả lời câu hỏi xem có trả lời đúng không.
Các bạn nghĩ như thế nào nếu một khách nước ngoài hỏi về ngày 30/4/1975 mà bạn không trả lời được? Thật xấu hổ vô cùng. Tôi nghĩ rằng hãy học sử như đọc một câu truyện về những chiến công lẫy lừng của dân tộc thì bạn sẽ thấy cái hay của nó.
Đọc xong bài báo, cảm giác hụt hẫng và quá buồn. Những công dân sắp bước vào đời mà trong hành trang họ mang theo không có một chút kiến thức về lịch sử đất nước... thì làm sao gọi là những người chủ TƯƠNG LAI của đất nước được.
Tôi có thể khẳng định rằng: những người thông thạo lịch sử là những nhà thông thái. Chao ôi, học lịch sử mà các bạn lại nhầm lẫn thì thật là tai hại. Lịch sử là những gì đã qua ghi dấu ấn trong cuộc đời của một người cũng như là bước ngoặt trong tiến trình phát triển của một dân tộc.
Tôi nhận thấy một số trường đào tạo ngoại ngữ cho các lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, có giáo viên người nước ngoài, được các em rất ưa thích. Họ có phong cách dạy học thoải mái, không gò ép, giáo viên và học sinh hoà đồng.