Người gửi: NXC,
Gửi tới: Ban Biên tập
Tiêu đề: Học lịch sử có sáng tạo được không?
Tại sao đề thi môn sử không giới hạn cách trả lời: Biết thì viết không biết cắn bút mà về? Bản chất môn Sử không có sáng tạo mà tôn trọng giá trị lịch sử. Nhưng đề thi của các bác Giáo dục thì kích thích sự học tủ và sáng tạo trong trả lời của học sinh. Tâm lý ngồi lâu trong phòng, kiến thức lõm bõm thi phải "chế" thôi.
Do vậy để đừng bận tâm đến kết quả bài thi thì hình thức thi trắc nghiệm nên đưa vào.
Trong 10 năm học môn Sử, tôi tự hào với bản thân là đã cảm nhận được một lần vinh quang và một lần thất vọng. Khi tôi lên lớp 6, một người thầy già (vì cuối năm đó thầy về hưu) đã cho một đề thi như sau: Tổng kết lại những sự kiện lịch sử mà em đã học trong học kỳ II. Cả lớp tôi có 2 người trong đó có tôi được 9 điểm, một bạn khác cao nhất là 7 điểm. Lý do vì chúng tôi đạt được điểm cao vì tôi chỉ viết một cách ngắn nhất: sự kiện, ý nghĩa, nhân vật theo đúng tiến trình lịch sử.
Sau lần đó, tôi chỉ học theo cách mà tôi cho là tốt nhất, nhưng tôi chỉ nhìn thấy đề bài đó một lần trong đời. Tôi vẫn chấp nhận học theo cách đó trong suốt thời gian còn lại. Lớp 12, một lần tôi được gọi lên trả bài đầu giờ, tất nhiên tôi chỉ nói tóm tắt theo những gì tôi biết. Và kết quả 3 điểm. Phía dưới là cô hiệu trưởng, cũng chính là người thân trong gia đình tôi đang dự giờ. Tôi đã phản ứng lại quyết định cho điểm của giáo viên (cũng chính là giáo viên chủ nhiệm) về cách học và cách cho điểm ấy. Và tôi bị cảnh cáo cấm thi tốt nghiệp, với lý do giáo viên chủ nhiệm sợ tôi không đủ trình độ thi tốt nghiệp.
Bây giờ, tôi vẫn luôn cám ơn người thày già của tôi vì thày làm cho tôi biết cách khẳng định mình. Nếu ngày ấy thày biết cho đề thi bằng cách trắc nghiệm thì tôi nghĩ thày đã cho chúng tôi thử nghiệm rồi. Tôi thấy tội nghiệp cho cô giáo tôi, vì cô bị bó buộc trong suy nghĩ về đánh giá học sinh theo quy định của Sở. Năm ấy môn Sử không được lựa chọn cho thi tốt nghiệp. Tôi đạt kết quả thi không thua kém ai trong lớp, và cả nhà tôi chẳng ai ngờ tôi đậu ĐH năm ấy.
Tôi đưa ra hai ví dụ trên để muốn nói một thực trạng học sinh ngày càng bị bắt buộc học thuộc lòng, giáo viên không biết dạy Lịch sử ngày càng nhiều. Sự cố chấp, bảo thủ của các nhà được giao nhiệm vụ quản lý ngành giáo dục.