2006 được coi là năm bội thu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam khi nguồn FDI đạt 10,2 tỷ USD. Bên cạnh ngành công nghiệp, bất động sản là điểm sáng trong năm khi thu hút lượng vốn lớn vào các khu du lịch và đô thị mới. Dưới đây là top 10 dự án của năm.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 18/12, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục, vượt xa lượng vốn của năm ngoái (6,8 tỷ USD).
TP HCM vẫn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh trong năm tới nhờ tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Song có 4 vấn đề đang trở thành nỗi lo của nhà đầu tư là hạ tầng cơ sở yếu kém, thiếu nguồn nhân lực, thủ tục tài chính và quy hoạch thành phố.
Tính đến cuối tháng 11, cả nước có 734 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 6,15 tỷ USD. Nếu tính cả 439 lượt dự án xin tăng vốn, tổng FDI đổ vào VN đã lên đến 8,3 tỷ USD.
Khoảng 600 đại biểu từ các nền kinh tế thành viên APEC và các nhà đầu tư sẽ tham dự Diễn đàn Đầu tư APEC 2006 tại Hà Nội trong 2 ngày 15-16/11. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự phiên khai mạc.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 24/10, lượng vốn thu hút từ các dự án đầu tư nước ngoài đã đạt hơn 6,48 tỷ USD, tăng 41,4% cùng kỳ năm trước và bằng 99,7% kế hoạch cả năm.
Nguồn tin từ Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Kiên Giang cho biết vừa có văn bản trình Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đề nghị chấp thuận cho 3 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực du lịnh, thương mại và nhà ở tại đảo Phú Quốc, với tổng vốn lên đến 1,16 tỷ USD.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại TP HCM đã tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,3 tỷ USD.
> Đổ vốn đầu tư cảng biển phía Nam/ Trung tâm thành phố vẫn lấn lướt đô thị vệ tinh
Chính phủ vừa giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo chỉ thị thúc đẩy làn sóng đầu tư thứ hai vào Việt Nam, trong đó chủ trương phân cấp lớn hơn cho địa phương trong việc quản lý cũng như cấp phép các dự án FDI. Cục trưởng Đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng trao đổi xoay quanh vấn đề này.
>Tỉnh quyết định dự án FDI dưới 300 tỷ đồng / Vốn đầu tư nước ngoài vượt 3,4 tỷ USD
3 tháng đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép mới cho 215 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng số vốn đăng ký 1,62 tỷ USD. Nếu tính cả 68 lượt dự án được tăng vốn, với số vốn tăng thêm 426 triệu USD, tổng vốn FDI quý I của cả nước đến nay đã vượt mốc 2 tỷ USD.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký lại. Tuy nhiên, nhà đầu tư không đồng tình với quy định này.
Hà Nội có hơn 70 dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, trong đó bất động sản chiếm tới gần một nửa. Trong bối cảnh nguồn vốn nội địa huy động rất khó khăn nhiều doanh nghiệp hy vọng xuất ngoại tìm đối tác như một giải pháp cứu vớt thị trường.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến chiều 23/1, lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong những ngày đầu năm 2006 đạt trên 440 triệu USD. Trong đó có 419 triệu USD là vốn các dự án mới, còn lại là vốn tăng của các dự án đang hoạt động tại VN.
Đề xuất đầu tư từ tháng 11/2005, dự án nhà máy lọc dầu Nhơn Hội (Bình Định) 100% vốn đầu tư nước ngoài đã được Thủ tướng chấp nhận chủ trương ngay sau đó. Một nhà máy lọc dầu khác tại Phú Yên cũng vừa hoàn thiện dự án khả thi.
Tập đoàn Hoya Glassdish (Nhật Bản) chuyên sản xuất linh kiện máy tính xách tay có kế hoạch đầu tư ở một nước khác, song sau khi được tiếp thị và tiến hành chuyến khảo sát thực tế, đã quyết định dời dự án đến VN với vốn đầu tư ban đầu 50 triệu USD.