Xác tàu hạt nhân Kursk sáng nay (8/10) đã được nhấc lên khỏi đáy biển Barents, mở đầu cho quá trình trục vớt đầy nguy hiểm.
Phó thủ tướng Nga Ilya Klebanov hôm 25/9 thông báo việc trục vớt tàu ngầm nguyên tử Kursk sẽ được bắt đầu vào ngày 29/9. Quá trình đưa con tàu lên mặt nước mất 10-12 giờ, sau đó cần thêm 3 ngày để chuyển về cảng và 5 ngày để đưa tàu vào ụ xây sẵn.
Công việc trục vớt tàu ngầm hạt nhân Kursk đang tiếp tục. Nhưng một nghiên cứu của Hải quân Nga chỉ ra rằng các điều kiện thời tiết vào tháng 9 sẽ gây trở ngại lớn cho phần việc khó khăn và phức tạp nhất.
Hải quân Nga hôm qua (19/8) thông báo, hoạt động trục vớt tàu ngầm Kursk đã tạm ngừng vì thời tiết xấu. Biển Barents động mạnh khiến thợ lặn không thể thực hiện công việc.
Dưới trời mưa lạnh lẽo, hàng chục cha, mẹ, vợ, con của 118 thủy thủ hy sinh trong thảm kịch tàu Kursk, đã có mặt ở thành phố cảng Vidyaevo, nơi đặt căn cứ hải quân của những người quá cố, để đặt hoa và tổ chức lễ tưởng niệm tròn một năm tai nạn tàu Kursk, hôm nay (12/8).
Ngày 10/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin truy tặng huân chương Anh hùng cho cố thuyền trưởng tàu Kursk, Grigory Lyachin. Tổng thống đã bày tỏ thái độ thông cảm với sự mất mát của thân nhân thủy thủ đoàn.
Sự rò rỉ chất hydro peroxide (HTP), một chất lỏng không màu không mùi, dùng để đẩy ngư lôi, có thể là cội nguồn của chuỗi 2 vụ nổ gây nên thảm hoạ Kursk. Các nhà khoa học Anh đã liên hệ tai nạn tàu ngầm Nga 8/2000 với vụ chìm tàu Sidon nửa thế kỷ trước.
Bảy xác tàu ngầm nguyên tử, trong đó 2 của Mỹ, 5 của Nga đang nằm lại dưới đáy dương thế giới. Cả 5 chiếc của Nga nằm lại dưới biển đều do hoả hoạn, nổ hoặc vì các sự cố khác, được nhắc đến nhiều nhất là Komsomolets và Kursk. Còn 2 chiếc Chesher và Scorpion của hải quân Mỹ bị đánh đắm ngoài khơi sau khi hết hạn sử dụng.
Tuyên bố này do Tham mưu trưởng Hải quân Nga Viktor Kravchenko đưa ra hôm thứ sáu (27/7). Bằng chứng là ngoài tàu nghiên cứu Maryata của Nauy, một thành viên của NATO, ở gần khu vực trục vớt bấy lâu nay, hiện còn có một tàu khác của Hải quân Nauy, có tên Sverdlup, mang theo thiết bị nghiên cứu thuỷ âm học.
Các thợ lặn hôm qua (29/7) đã cắt được một lỗ ở khoang thứ 5 của tàu ngầm hạt nhân Kursk và bắt đầu tạo khoảng trống giữa lớp vỏ bên trong và ngoài tàu. Công việc đang được tiếp tục ở khoang thứ 7 và thứ 8.
Phó đô đốc Nga Mikhail Motsak, hôm qua (27/7), cho biết các thợ lặn quốc tế hiện gặp trở ngại trong việc đục lỗ vào thân Kursk để luồn dây và kéo tàu ngầm lên: “Khi thử trên bờ thì rất suôn sẻ. Nhưng xuống nước, tình hình phức tạp hơn nhiều”.
Các chuyên gia hạt nhân Nga, hôm qua (24/7), khẳng định việc nâng tàu Kursk sẽ an toàn, vì các cuộc kiểm tra cho thấy không có rò rỉ về chất phóng xạ.
Sau một ngày thay nhau làm việc, hôm qua (22/7), các thợ lặn thuộc con tàu Mayo của Nauy đã đục những lỗ đầu tiên ở khoang thứ năm của tàu Kursk. Sau đây, họ sẽ mắc cáp kim loại để nhấc tàu ngầm hạt nhân này lên khỏi đáy biển Barents.
Các robot đã làm sạch các mảnh vụn và bùn bám xung quanh tàu ngầm hạt nhân Kursk. Công việc giờ đây sẽ bước sang khâu tách rời phần trước thân tàu. Hôm qua (18/7), cũng là ngày Tổng thống Nga Vladimir Putin bình luận về sự kiện chìm Kursk.
Dưới ánh mặt trời Bắc cực không bao giờ tắt trên biển Barents, các thợ lặn Nga và Nauy đang chờ để được xuống nước thực thi một sứ mệnh quan trọng và cũng vô cùng nguy hiểm: đưa tàu Kursk khỏi lòng biển sâu.
Vừa tới địa điểm tàu Kursk chìm hôm qua (15/7), các thợ lặn Na Uy, Nga và Anh, trên con tàu Na Uy có tên Mayo, chuẩn bị bắt tay ngay vào việc. Họ sẽ kiểm tra mức độ hư hỏng của Kursk, rồi dọn bùn bám dưới thân tàu.
Sáng sớm nay (7/7), chiếc tàu Mayo đã rời Aberdeen (Scotland) để đưa nhóm trục vớt gồm 30 người đến vùng biển Barents, nơi tàu ngầm Kursk lâm nạn. Công việc dự kiến bắt đầu sau một tuần nữa sẽ rất phức tạp và chứa đựng nhiều nguy hiểm.
Mammoet (Hà Lan), công ty sẽ trục vớt tàu ngầm hạt nhân Kursk, hôm qua (29/6), cho biết những tàu lặn đầu tiên sẽ rời Aberdeen (Scotland) trong tuần tới để đến khu vực tàu ngầm Nga bị lâm nạn.
Frans van Seumeren, Giám đốc công ty Mammoet Transport BV, nhà thầu chịu trách nhiệm chính trong việc trục vớt tàu ngầm Kursk, hôm qua (21/5), tiết lộ rằng Chính phủ Nga sẽ trả cho họ khoản tiền trên trong tuần này.
Phó Thủ tướng Ilya Klebanov, hôm qua (18/5), thông báo Nga đã ký một hợp đồng với công ty Mamoet về việc trục vớt tàu ngầm Kursk. Công việc trục vớt ước tính tiêu tốn khoảng 70 triệu USD.