![]() |
Ảnh tàu Kursk dưới đáy biển. |
Ông nhìn nhận là lẽ ra ông nên trở về sớm hơn, khi tàu ngầm hạt nhân chìm một năm về trước, làm 118 thuỷ thủ thiệt mạng. Tuy nhiên, theo Tổng thống Nga, “cho dù có sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có ngay từ giây phút đầu tiên, mọi chuyện cũng đã quá muộn”.
Việc dọn sạch xung quanh tàu Kursk nhằm đảm bảo an toàn cho các phần việc tiếp theo. Hôm nay, 25 thợ lặn Anh và Nga trên con tàu Nauy Mayo sẽ tìm cách tách phần trước bị hư hỏng nặng và có mang ngư lôi của Kursk. Họ sẽ một lần nữa dùng tới các robot ở dưới nước.
Nếu thành công, họ sẽ khoét lỗ trên phần tàu còn lại. Các dây cáp lớn được ròng vào để nhấc tàu khỏi đáy biển và đưa về cảng. Dự kiến, Kursk sẽ được kéo về căn cứ của Hạm đội Bắc, tại Murmansk, ngày 20/9.
Đây là một kế hoạch đầy tham vọng và các nhà môi trường cảnh báo rằng các lò phản ứng hạt nhân và hệ thống vũ khí trên Kursk có thể sẽ gây chuyện. Một mặt, nguy cơ ô nhiễm phóng xạ trên biển Barents là một trong những nguyên nhân trục vớt Kursk. Mặt khác, một số chuyên gia lo ngại rằng chỉ cần di chuyển Kursk, cũng có thể làm “kinh động” đến hai lò phản ứng hạt nhân và sẽ dẫn tới thảm họa.
Tổng thống Putin cho biết, ông đang thực hiện lời hứa với các gia đình nạn nhân là nhấc tàu Kursk: “Chúng tôi hy vọng sau khi vớt và kiểm tra tàu ngầm, sẽ thu được thêm thông tin để tìm lời giải thích cho nguyên nhân thảm họa. Tôi cho rằng đây là một việc cực kỳ quan trọng”.
Minh Châu (theo BBC)
Theo dòng sự kiện:
Đo phóng xạ trước khi thợ lặn xuống khai quật Kursk (17/7)
Tàu trục vớt Kursk đã tới nơi (16/7)
Đội trục vớt tàu Kursk lên đường (7/7)