Khoang số 1 đã bị hỏng trong vụ nổ làm chìm Kursk. Đề phòng khoang này chứa ngư lôi chưa nổ, người ta dự định tách rời nó khỏi tàu và để nằm lại dưới biển. Sau đó, 26 máy nhấc chạy bằng sức nước, nối vào một cầu phao khổng lồ, sẽ kéo chiếc tàu ngầm nặng 18.000 tấn lên và đưa về cảng Murmansk. Dự kiến công việc trục vớt sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9, trước khi mùa đông đến.
Tổng thống Putin đã hứa sẽ trục vớt Kursk, tìm lại thi thể của thủy thủ đoàn bị nạn và hủy bỏ các lò phản ứng hạt nhân trên tàu. Tuy nhiên, một số nhà môi trường lại cho rằng để các lò phản ứng dưới đáy biển, vùi trong bê tông, là an toàn hơn cả.
Biển Barents là một trong những ngư trường quan trọng nhất thế giới. Rò rỉ phóng xạ sẽ là thảm họa lớn đối với vùng nước này. Matxcơva đã ký hợp đồng trục vớt tàu Kursk với công ty cứu hộ Mammoet và Công ty Dịch vụ đường biển Smit International (đều của Hà Lan).
Đoan Trang (theo AP, Reuters)
Theo dòng sự kiện:
Bắt tay vào phần chính trong việc trục vớt Kursk (19/7)
Đo phóng xạ trước khi thợ lặn xuống khai quật Kursk (17/7)
Tàu trục vớt Kursk đã tới nơi (16/7)
Đội trục vớt tàu Kursk lên đường (7/7)