Tôi đến nay đã có ba hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Trong đó, có hai hợp đồng đã mất hiệu lực (mức phí lần lượt 13 triệu và 19 triệu đồng mỗi năm). Chỉ còn một hợp đồng với phí 3,32 triệu đồng mỗi quý (ba tháng) là tôi còn đóng. Sau khi đóng đủ bốn năm thì giá trị hoàn lại hiện tại là 19 triệu đồng, nếu rút hoàn lại thì tôi phải tốn phí gần 10 triệu đồng.
Làm một phép so sánh đơn giản, nếu cùng với số tiền đó mà tôi đem gửi tiết kiệm ngân hàng thì có lẽ giờ này trong tài khoản của tôi đã có ít nhất 50 triệu đồng. Giờ đây, bản thân rất cần tiền nhưng tôi buộc phải đi vay tín chấp của ngân hàng để có tiền sử dụng, chứ nếu rút hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì coi như tôi mất một nửa số tiền đã đóng và cũng mất luôn quyền lợi bảo hiểm. Phương án này quá rủi ro.
Nói là là mua bảo hiểm để đề phòng rủi ro, nhưng theo tôi chỉ nên chọn loại bảo hiểm nào có giá trị bồi thường tai nạn cao vì rủi ro phần lớn đến từ tai nạn; và giá trị trị bệnh cao vì nếu không có gói y tế thì tiền trị bệnh hiểm nghèo sẽ rất cao.
>> Dừng cuộc chơi vì 'trái đắng' của tư vấn bảo hiểm nhân thọ
Với loại vừa có bảo hiểm nhân thọ, vừa có bảo hiểm sức khỏe thì khi bị bệnh cũng đỡ được một chút. Nếu lỡ không qua khỏi thì bạn cũng còn ít tiền cho gia đình mình.
Tóm lại, chỉ cần mua bảo hiểm nhân thọ sinh mệnh, tai nạn và bệnh hiểm nghèo chứ không nên mua quá nhiều hợp đồng, phí quá cao, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình cảnh như tôi - è cổ ra đóng nhưng một ngày nào đó nó sẽ mất đi vì phí bảo hiểm tăng theo tuổi tác, rủi ro không có tiền để đóng tiếp và hợp đồng mất hiệu lực là không hề nhỏ. Lúc đó, bạn muốn rút sớm thì cũng lỗ nặng.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- Nhân viên ngân hàng tìm mọi cách dụ khách gửi 'tiết kiệm đầu tư'
- Tôi xác định mua bảo hiểm là lỗ
- Tôi lỗ 100 triệu đồng sau 5 năm mua bảo hiểm
- Sập bẫy mua bảo hiểm vì muốn kiếm lời
- 'Bảo hiểm dễ bán vì thổi phồng lợi ích, đánh tráo khái niệm'
- Tôi mua bảo hiểm nhân thọ 'lỗ vốn' 200 triệu đồng