Số liệu của ngành điện cho biết, hơn 3,1 triệu khách hàng sinh hoạt có mức tiêu thụ cao hơn 30% so với tháng 4, trong số này gần 1 triệu khách hàng tiêu thụ tăng 50% và 215.000 khách hàng tiêu thụ trên 300%. Số lượng tiêu thụ điện tăng, cộng với cách tính biểu giá điện tính luỹ tiến, nghĩa là dùng càng nhiều số tiền phải trả càng cao, khiến hoá đơn tiền điện hộ gia đình 'nhảy' vọt.
Cũng theo EVN, thời tiết nắng nóng khiến các hộ gia đình kéo dài hơn thời gian sử dụng các thiết bị làm mát như điều hoà, quạt... Trong khi nhiệt độ ngoài trời càng cao, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời so với trong nhà càng lớn thì thiết bị điều hoà sẽ tốn nhiều điện năng hơn để làm mát.
Chia sẻ về vấn đề này, độc giả Trà Đạo nêu ra hai dấu hỏi lớn liên quan đến sự minh bạch giá điện của EVN:
Hai vấn đề chính mà khách hàng quan tâm là:
Thứ nhất, căn cứ vào đâu để tính giá điện 6 bậc. Giá mua đầu vào của EVN từ nguồn cung từ nguồn thuỷ, nhiệt, gió, mặt trời như thế nào, có tính luỹ tiến khi mua nhiều không? Tại sao mỗi năm mỗi quý giá 1kw cơ sở chỉ tăng mà không giảm theo cung cầu thị trường?
Thứ hai, việc áp dụng tự động đọc số liệu đồng hồ từ xa thì người dân làm sao giám sát, cập nhật được hằng giờ, hằng ngày, hằng phút? EVN giao cho các đơn vị khu vực quản lý hay như thế nào? Con số tổng không thay đổi nhưng có thể con số tháng nọ dồn tháng khác để có chênh lệch của bậc là không khó cho sự can thiệp của kỹ thuật, vậy người dân giám sát như thế nào để minh bạch các quá trình trên?
>> Hóa đơn tiền điện tháng 6 của bạn có tăng cao bất thường? Chia sẻ bài viết của bạn cho trangÝ kiến tại đây.