Thứ hai, 7/10/2024
Thứ ba, 21/1/2020, 20:00 (GMT+7)

Mâm cỗ Tết miền Trung

Tết miền Bắc có hoa đào, bánh chưng xanh, dưa hành, trng khi đó, miền Trung đón mùa xuân mới với bánh tét, nem chua, giò bò.

Bánh tét

Bánh Tét là món ăn không thể thiếu trong tất cả các mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung. Dịp này, nhà nào cũng có cặp bánh tét trên bàn thờ để dâng lên tổ tiên. Bánh gói bằng lá chuối với nhân gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Bên cạnh đó, người dân còn sử dụng thêm hạt điều, nhân chay hoặc nhân ngọt để làm món ăn thêm phong phú.

Bánh tét.

Bánh tét.

Giò bò

Tết ở miền Trung không thể thiếu món giò bò nâu đỏ, xen lẫn là những hạt tiêu sọ đen, hòa quyện các vị mặn, ngọt của thịt, vị cay thơm nồng đặc trưng của tiêu khiến món ăn tròn vị.

Bánh Tổ

Nhiều năm, người miền Trung vẫn dùng loại bánh này vào ngày Tết để thờ cúng tổ tiên. Nguyên liệu làm bánh là bột gạo nếp, đường, lớp mật màu nâu bóng rắc mè trên cùng. Sau khi hấp, bánh sẽ phơi nắng khoảng 3 - 4 ngày mới được ăn.

Bánh Tổ.

Bánh Tổ.

Nem chua

Nem chua là một món ăn đặc sản của người miền Trung, chúng được làm từ thịt lợn xay nhuyễn, trộn với bì lợn, gia vị, tỏi, đinh lăng. Nem chua được gói lại trong lá chuối để trong vài ngày có vị chua, giòn và cay. Khi khách đến nhà chơi thăm hỏi vào dịp Tết, người miền Trung thường mời họ ly rượu nhâm nhi cùng những những chiếc nem chua

Thịt lợn ngâm nước mắm

Món ăn phổ biến trong bữa ăn hằng ngày và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung. Món ăn này cầu kỳ, tốn nhiều thời gian chế biến nhưng đậm đà, ngon cơm.  

Mâm cỗ Tết miền Trung - 2

Thịt lợn ba chỉ, hoặc thịt chân giò mua về được ướp với nước mắm, gia vị khác, để vào lọ khoảng một tháng. Sau đó, người nội trợ lấy thịt ra, cuộn tròn tảng thịt lại, dùng lạt bó chặt để trong tủ lạnh một tuần.

Hà Hiền 

Chia sẻ bài viết qua email