Thứ ba, 16/4/2024
Thứ tư, 14/6/2017, 12:51 (GMT+7)

'Chìa khóa' phát triển nông nghiệp hiện đại của TH true Milk

Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào từng mô hình sản xuất, tập đoàn này phát triển nhiều lĩnh vực từ sữa, sản xuất rau hữu cơ đến dược liệu.

Nhằm xây dựng chuỗi cung ứng và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hiệu quả trong nền nông nghiệp hiện đại, từ những ngày đầu thành lập, bà Thái Hương - người sáng lập Tập đoàn TH đã định hướng gắn công nghệ tiên tiến vào từng mô hình sản xuất.

Không chỉ sản xuất sữa, doanh nghiệp này có lấn sân sang ngành rau hữu cơ, dược liệu… Tất cả đều xây dựng trên nền tảng hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và lấy công nghệ cao làm chìa khóa vàng để chinh phục nền nông nghiệp sạch.

polyad

Nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao tại trang trại TH. Ảnh: TH.

Năm 2009, trang trại nuôi bò và nhà máy chế biến sữa đầu tiên của TH có mặt tại Nghĩa Đàn, Nghệ An. Đây là hệ thống chuỗi sản xuất khép kín từ trang trại đến ly sữa tươi sạch, cung cấp cho người tiêu dùng. Tập đoàn đã đầu tư vùng nguyên liệu riêng rộng 37.000ha tại Nghĩa Đàn, đảm bảo cung cấp cho đàn bò nguồn thức ăn đạt chuẩn.

Tiếp đó là quy trình chăm sóc, kiểm tra sức khỏe và vắt sữa đàn bò 45.000 con được chọn lọc về cả gen, giống để có nguồn sữa đạt tiêu chuẩn. Nguồn nguyên liệu đạt chuẩn tiếp tục được xử lý bởi dây chuyền sản xuất sữa khép kín. Khâu cuối cùng là hệ thống phân phối rộng khắp với những chuỗi cửa hàng TH True Mart.

Năm 2016, Tập đoàn TH giành hai giải vàng tại triển lãm thực phẩm thế giới tại Thủ đô Mátxcơva (Moscow).

polyad

Bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe cho bò. Ảnh: TH.

Chuỗi cung ứng khép kín này tiếp tục được TH áp dụng khi phát triển mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ năm 2013 với thương hiệu FVF. Trong trang trại rộng 300ha ở Nghệ An và 200ha ở Đà Lạt, TH chủ động từ giống, quy trình canh tác tới chuỗi cửa hàng phân phối tại Nghệ An và các thành phố lớn.

Mô hình này sản xuất rau theo hướng 5 không gồm không phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chất diệt cỏ, biến đổi gen và có vùng đệm cho sản xuất.

Trang trại tận dụng chất thải trồng trọt và phân động vật làm phân bón, kết hợp canh tác cơ giới để tăng hiệu quả, kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh. Tại khâu phân phối, toàn bộ sản phẩm được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, đóng gói trong bao nhãn và ghi rõ xuất xứ.

Tháng 12/2015, 37 sản phẩm rau củ từ trang trại FVF được nhận chứng chỉ về canh tác hữu cơ của Mỹ là USDA-NOP và của EU là EC 834/2007 do tổ chức Control Union cấp.

Theo đại diện TH, việc áp dụng công nghệ cao góp phần tối ưu hiệu quả sản xuất ở quy mô lớn. Để giải bài toán cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, TH đã tập trung quỹ đất từ các nông, lâm trường, người dân..., huy động vùng nguyên liệu rộng 8.100 ha (giai đoạn một) cho trang trại bò sữa. Trang trại và nhà máy chế biến với kinh phí đầu tư 1,2 tỷ USD, trong đó, giai đoạn một là 500 triệu USD đã đi vào hoạt động ổn định.

polyad

Cánh đồng mẫu lớn của TH được hình thành nhờ sự đồng lòng của địa phương và doanh nghiệp. Ảnh: TH.

Những cánh đồng ngô, hướng dương, cỏ đều sử dụng máy móc cơ giới hóa từ khâu trồng, tưới nước, bón phân, thu hoạch tới ủ chua thức ăn cho bò.

Công nghệ cao còn được áp dụng trong trang trại. Máy móc giúp con người cho bò ăn, tắm, nghe nhạc hay theo dõi sức khỏe qua hệ thống chip điện tử. Máy vắt sữa còn tự động phát hiện bệnh viêm vú (bệnh thường gặp ở bò cho sữa có khả năng gây lẫn mủ và máu vào sữa) trước 4 ngày để cách ly điều trị con bệnh.

Tháng 2/2017, TH tiếp tục khởi công dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Thái Bình. Với quy mô đầu tư trên 3.000 tỷ đồng và diện tích sản xuất khoảng 3.000 ha, TH dự kiến sẽ phát triển các sản phẩm là rau, củ, quả và lúa cho sản xuất dầu gạo theo tiêu chuẩn GlobalGap và hướng hữu cơ.

Minh Hà

Chia sẻ bài viết qua email