Theo thông báo tối 23/8 của Đại học Lao động Xã hội, hai mức điểm sàn của năm nay là 15 và 16. Tâm lý học, Quản trị nhân lực, Kế toán... có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 16; Bảo hiểm, Kinh tế, Công tác xã hội 15.
Năm ngoái, điểm sàn của trường có hai mức 14 và 15. Việc tăng nhẹ điểm sàn tại các trường có điểm trúng tuyển trung bình đã được dự báo trước, bởi điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay tăng, đầu vào đại học có thể tăng 1-3 tùy ngành.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 2021 của Đại học Lao động Xã hội cụ thể như sau:
Đại học Lao động Xã hội tuyển 2.750 sinh viên cho trụ sở chính Hà Nội, 1.000 tại cơ sở TP HCM theo ba phương thức gồm: Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 (khoảng 80% chỉ tiêu) và xét học bạ (20%).
Điểm chuẩn năm 2020 của trường dao động 14-21. Cơ sở tại TP HCM có điểm cao hơn, ngành Quản trị nhân lực 21, cao nhất trong các ngành đào tạo, kế đó Quản trị kinh doanh 20,5. Đây cũng là hai ngành có điểm chuẩn trên 20. Cơ sở Hà Nội có điểm chuẩn thấp, chỉ 14-15, trong đó Bảo hiểm thấp nhất.
Cùng ngày, Đại học Lâm nghiệp thông báo lấy duy nhất một mức điểm sàn 15 cho cả ba cơ sở Hà Nội, Đồng Nai và Gia Lai, tương đương với năm ngoái.
Tại Hà Nội:
Tại Đồng Nai:
Tại Gia Lai:
Trường tuyển gần 1.400 sinh viên tại hơn 20 ngành và chương trình đào tạo. Ngoài xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT, Đại học Lâm nghiệp còn tuyển sinh theo đơn đặt hàng, dựa vào bài thi riêng của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm ngoái, điểm trúng tuyển của trường dao động 15-18, cao nhất là các ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình tiến tiến học bằng tiếng Anh), Kinh tế, Lâm nghiệp đô thị.
Theo kế hoạch tuyển sinh đại học 2021 của Bộ Giáo dục và Đạo tạo, trước 17h ngày 28/8, các trường công bố điểm sàn xét tuyển để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trong 7 ngày kế tiếp.
Đến 23/8, hầu hết đại học đã thông báo ngưỡng điểm xét tuyển đầu vào, một số trường như Đại học Bách khoa Hà Nội còn công bố điểm chuẩn dự kiến cho gần 60 ngành đào tạo.
Thanh Hằng