Theo thông báo được Đại học Lâm nghiệp công bố đầu tháng 3, với phương thức xét học bạ, nếu thí sinh đã tốt nghiệp THPT thì cần nộp điểm trung bình năm lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển. Trường hợp tốt nghiệp THPT năm 2021, thí sinh phải nộp điểm học tập của 5 kỳ học (trừ kỳ II của lớp 12).
Với phương thức tuyển thẳng, ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Lâm nghiệp đặt ra một số tiêu chí riêng. Nếu thí sinh đạt một trong các yêu cầu sau thì đủ điều kiện xét tuyển thẳng: Đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật cấp tỉnh trở lên; học tại các trường chuyên; đạt học lực khá tối thiểu một năm tại bậc THPT và có IELTS 4.0, TOEFL iBT 45, TOEFL 450, A2 (với tiếng Anh), IC3, ICDL, MOS (với tin học) trở lên; tốt nghiệp tại nước ngoài.
Đại học Lâm nghiệp cũng tuyển sinh dựa theo đơn đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ, thỏa thuận của các bộ, ngành và UBND tỉnh. Năm nay, Đại học Lâm nghiệp còn tuyển sinh dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển những thí sinh đạt yêu cầu.
Riêng các môn năng khiếu H00 (Văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 và 2), V01 (Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật), Đại học Lâm nghiệp xét điểm thi hai môn năng khiếu từ các đại học tổ chức thi khối H, V cùng điểm Văn, Toán thi tốt nghiệp THPT hoặc lấy tử điểm tổng kết môn của năm lớp 12.
Trường tuyển 1.400 sinh viên tại 24 ngành, trong đó Kế toán, Quản trị kinh doanh lấy 100, nhiều nhất trong các ngành, còn lại đa số tuyển 50-70. Chỉ tiêu cụ thể của từng ngành:
Năm ngoái, điểm trúng tuyển của Đại học Lâm nghiệp dao động 15-18, cao nhất là các ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình tiến tiến học bằng tiếng Anh), Kinh tế, Lâm nghiệp đô thị.
Thanh Hằng