Giữa tháng 8, Đại học Công đoàn thông báo mức điểm sàn 15-18 cho 9 ngành đào tạo. Luật có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cao nhất, cũng là ngành duy nhất lấy 18. Trong 8 ngành còn lại, 4 ngành lấy điểm sàn 15. So với năm ngoái, nhiều ngành tăng 0,5-1 điểm.
Năm 2021, Đại học Công đoàn giữ hai phương thức tuyển sinh gồm tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, phương thức thứ hai chiếm gần như 100% chỉ tiêu.
Trường tuyển 1.800 sinh viên tại 9 ngành. Quản trị kinh doanh lấy nhiều nhất - 340 em, tiếp đó Kế toán, Quản trị nhân lực, mỗi ngành lấy 220.
Điểm chuẩn 2020 của trường dao động 14,5-23,25. Ngành Luật có điểm trúng tuyển cao nhất, sau đó là Kế toán 22,85.
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng lấy điểm sàn 15-17 cho 23 ngành ở hai cơ sở đào tạo. Hai ngành lấy 17 điểm là Quản trị kinh doanh, Marketing của trụ sở chính Hà Nội, riêng Phân hiệu tại Thanh Hóa chỉ lấy một mức 15 điểm.
Năm ngoái, điểm sàn của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ có hai mức 15 và 16 điểm, không ngành nào lấy 17.
Điểm sàn các ngành tại trụ sở chính Hà Nội:
Điểm sàn các ngành tại trụ phân hiệu Thanh Hóa:
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tuyển 3.190 sinh viên tại Hà Nội, 210 ở phân hiệu Thanh Hóa theo bốn phương thức gồm tuyển thẳng, dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021, xét học bạ và xét tuyển đặc cách theo quy định riêng của trường.
Năm ngoái, 15 là điểm chuẩn cho đa số ngành đào tạo. Tại trụ sở chính Hà Nội, Quản trị kinh doanh và Marketing là hai ngành có điểm trúng tuyển 21, cao nhất trường, kế đó là Quản trị khách sạn 20,5. Tại phân hiệu Thanh Hóa, cả 7 ngành đều có điểm chuẩn 15, bằng với điểm sàn.
Thanh Hằng