Có một thực tế đang diễn ra ở nhiều khu vực vùng ven, đó là hơn một nửa thôn, xã làm homestay, khu nghỉ dưỡng, trong khi lượng khách du lịch nhỏ giọt. Kinh doanh thua lỗ, nhiều chủ đầu tư buộc phải giảm giá bán homestay để thoát hàng. Chính việc đầu tư tràn lan, thiếu tính toán gây ra "vỡ trận", và giờ nhà đầu tư buộc phải tháo chạy khỏi thị trường.
Phần lớn những người kinh doanh homestay kiểu này đều là tay ngang, chạy theo trào lưu khi thị trường tăng "nóng" khoảng ba năm trước. Tuy nhiên, khi phát triển ồ ạt, thị trường nhanh chóng bão hòa, cung vượt quá cầu, dẫn đến dư thừa, khiến nhiều homestay rơi vào tình trạng vắng khách, kinh doanh thua lỗ. Chủ đầu tư buộc phải hoạt động cầm chừng, hoặc bán tháo cắt lỗ.
Theo dõi trên các hội nhóm về nhà đất thời gian gần đây, không khó để tôi bắt gặp rất nhiều bài đăng rao bán homestay dạng này. Nhiều chủ đầu tư sẵn sàng cắt lỗ 30-40%, bán với giá chỉ bằng 60-70% so với giá trị đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, có khi họ rao bán cả năm vẫn không có người hỏi mua, đặc biệt là những homestay có quy mô lên tới hàng chục tỷ đồng.
>> 'Homestay ở Đà Lạt đang mắc bệnh ảo giá'
Họ chẳng thể ngờ được rằng lại có cú chạm đáy của bất động sản từ giữa 2022 đến nay.
Bảo Nam
- 'Hạn chế đầu cơ bất động sản bằng thuế theo thời gian sở hữu'
- Quyết không bán nhà mặt phố dù bị người thuê trả mặt bằng
- Anh thợ cắt tóc 'lướt sóng' chung cư - mua 3,2 tỷ, bán 3,8 tỷ
- 'Mặt bằng nhà phố ế ẩm vì mua sắm online'
- Nhụt chí làm ăn vì 3,7 tỷ đồng chưa mua nổi nhà Sài Gòn
- 'Nhịn đau' đánh thuế mua bán bất động sản theo năm sở hữu