Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Việc bạn đã từng mắc thủy đậu khi còn nhỏ và thi thoảng bị phát zona là một điều rất phổ biến. Bởi vì thủy đậu và zona thần kinh đều do virus varicella zoster (VZV) gây ra. Sau khi gây bệnh thủy đậu, virus VZV có khả năng tồn tại trong cơ thể ở trạng thái "ngủ đông" trong nhiều năm tại các hạch thần kinh. Khi gặp điều kiện thuận lợi như cao tuổi, cơ thể suy giảm miễn dịch, suy nhược, mắc các bệnh lý ung thư, virus sẽ tái hoạt động rồi gây ra bệnh zona thần kinh.
Hiện vaccine zona thần king Shingrix được chỉ định cho người từ 50 tuổi trở lên và từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc có khả năng bị ức chế miễn dịch do bệnh lý hoặc sử dụng các liệu pháp điều trị như mắc ung thư, bệnh lý máu ác tính, HIV/AIDS...
Vaccine có hiệu quả ngăn ngừa virus tái hoạt động gây ra các biến chứng zona thần kinh, từ đó phòng ngừa và tái phát zona thần kinh cũng như các biến chứng như đau thần kinh sau zona. Theo dữ liệu nghiên cứu, vaccine có hiệu quả phòng ngừa zona thần kinh lên đến 97% ở người từ 50 tuổi trở lên và đến 87% trên người từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý đồng thời giảm biến chứng đau thần kinh sau zona và các biến chứng khác hơn 90%. Do đó, người tái phát zona thần kinh vẫn được chỉ định tiêm chủng vaccine.
Trường hợp của bạn chưa rõ là bao nhiêu tuổi, có mắc bệnh lý gì không. Bạn nên đến các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc để được bác sĩ khám sàng lọc, đưa ra chỉ định tiêm ngừa vaccine zona thần kinh phù hợp.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Với trường hợp mẹ bạn năm nay 84 tuổi, đã từng bị zona cách đây 6 năm và hiện tại vẫn đang gặp phải cơn đau nhức do biến chứng, việc xem xét tiêm vaccine phòng zona là điều rất hợp lý.
Bởi vì vaccine phòng zona được khuyến nghị cho những người từ 50 tuổi trở lên nhằm mục đích giảm nguy cơ tái phát bệnh zona và làm giảm cơn đau kéo dài có thể xảy ra. Có khoảng 5-30% người bệnh sẽ gặp biến chứng đau dây thần kinh sau zona kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm, thậm chí cơn đau kéo dài dai dẳng đến suốt cuộc đời. Khi tiêm phòng, vaccine này giúp củng cố hệ miễn dịch, hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ tái phát bệnh zona trong tương lai.
Vaccine có hiệu quả phòng ngừa zona thần kinh lên đến 97% ở người từ 50 tuổi trở lên và đến 87% trên người từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý đồng thời giảm biến chứng đau thần kinh sau zona và các biến chứng khác hơn 90%.
Bộ Y tế Việt Nam đã đưa dự phòng bệnh zona thần kinh bằng vaccine vào trong Hướng dẫn quốc gia về Chẩn đoán và Điều trị các bệnh da liễu 2023. Bạn hãy cứ an tâm đưa mẹ đi tiêm phòng nhé. VNVC là đơn vị đầu tiên triển khai tiêm vaccine zona thần kinh tại gần 200 trung tâm trên toàn quốc. Bạn có thể đưa mẹ đến bất kỳ trung tâm nào để được tiêm chủng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Trong trường hợp người thân bạn đã từng bị zona thần kinh và đã trải qua biến chứng viêm màng não cách đây gần 10 năm, việc tiêm vaccine phòng zona thần kinh vẫn cần thiết.
Vaccine phòng zona được khuyến cáo cho những người trên 50 tuổi, đặc biệt là những người đã từng bị zona, nhằm giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh cũng như những cơn đau liên quan đến zona. Dù người thân bạn đã có di chứng nhẹ trên mặt, việc tiêm vaccine vẫn cần để cung cấp thêm sự bảo vệ cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát trong tương lai. Khi tiêm chủng, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể đặc hiệu, giúp chống lại khả năng tái hoạt động của virus.
Vaccine có hiệu quả phòng ngừa zona thần kinh lên đến 97% ở người từ 50 tuổi trở lên và đến 87% trên người từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý đồng thời giảm biến chứng đau thần kinh sau zona và các biến chứng khác hơn 90%. VNVC là đơn vị đầu tiên triển khai tiêm vaccine zona thần kinh tại gần 200 trung tâm trên toàn quốc, bạn có thể đưa mẹ đến bất kỳ trung tâm nào để được tiêm chủng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Vaccine thủy đậu chỉ phòng được bệnh thủy đậu (không phòng được zona) và ngược lại, vaccine zona chỉ phòng được zona (không phòng được thủy đậu).
Cả thủy đậu và zona thần kinh đều do cùng một tác nhân gây bệnh, đó là virus Varicella Zoster (VZV). Vaccine thủy đậu bảo vệ cơ thể bằng cách kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại VZV, có tác dụng ngăn ngừa sự nhiễm trùng ban đầu, từ đó giảm thiểu nguy cơ virus xâm nhập vào cơ thể và tiềm ẩn trong các hạch thần kinh. Do đó, vaccine thủy đậu có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh thủy đậu và giảm nguy cơ mắc zona, nhưng không thể thay thế hoàn toàn vaccine zona trong việc phòng ngừa đặc hiệu bệnh lý này.
Vaccine thủy đậu mặc dù có hiệu quả cao nhưng vẫn có 1 tỷ lệ không sinh miễn dịch bảo vệ sau khi tiêm và những người này vẫn có thể mắc thủy đậu. Ngoài ra, trong vaccine thủy đậu có chứa virus sống giảm động lực nên vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có nguy cơ mắc bệnh zona sau khi tiêm vaccine thủy đậu (mặc dù nguy cơ bị zona thấp hơn rất nhiều so với sau khi nhiễm virus thủy đậu hoang dã).
Vì vậy, để đạt hiệu quả phòng bệnh Zona tối ưu, ngay cả khi đã tiêm vaccine thủy đậu, vẫn khuyến cáo nên tiêm vaccine Zona, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như người lớn tuổi hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền cấp tính với khả năng lây nhiễm rất cao, do vi rút Dengue gây ra. Loại virus này có 4 type huyết thanh gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vì có đến 4 type nên sau khi mắc bệnh sốt xuất huyết người bệnh sẽ có miễn dịch với type virus đã mắc nhưng không có miễn dịch với các type virus còn lại. Do đó, người bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm sốt xuất huyết.
Đặc biệt, khi tái nhiễm, diễn biến bệnh thường nặng hơn lần đầu, tăng nguy cơ tử vong. Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nặng như sốc, tụt huyết áp, thoát huyết tương. Những trường hợp có nguy cơ cao tái nhiễm sốt xuất huyết là người dân sống ở khu vực sốt xuất huyết lưu hành, thời tiết mưa lũ cũng là yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh gia tăng.
Do đó, bạn nên vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, phơi khô các loại xô chậu, chum vại không để muỗi sinh sản. Ngoài ra, bạn nên sắp xếp tiêm phòng vaccine sốt xuất huyết giúp ngăn ngừa bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết gây ra.
Vaccine được chỉ định cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn, không yêu cầu xét nghiệm trước khi tiêm. Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau 3 tháng. Theo các dữ liệu nghiên cứu, vaccine có hiệu quả phòng bệnh đến 80% và giảm ngăn ngừa nguy cơ nhập viện lên đến 90%. Phụ nữ mang thai và cho con bú không được tiêm phòng, do đó bạn nên sắp xếp tiêm trước khi có thai tốt nhất 3 tháng hoặc tối thiểu 1 tháng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Virus dại sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ di chuyển dọc theo các dây thần kinh với vận tốc rất nhanh, khoảng 12-24 mm/ngày, sau đó tấn công hệ thần kinh trung ương, làm tổn thương não bộ và rối loạn chức năng của các tế bào thần kinh, tử vong.
Mầm bệnh tồn tại trong nước bọt của chó và lây nhiễm vào cơ thể người thông qua các vết cào, cắn và liếm vào vết thương hở. Khi có vết thương do chó gây ra, người dân cần phải sơ cứu để giảm thiểu lượng virus dại đi vào cơ thể như rửa vết thương cùng xà phòng dưới vòi nước chảy 15 phút, đó rửa lại vết thương bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn iốt. Sau bước sơ cứu, cần đến ngay trung tâm tiêm chủng gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Tuyệt đối không nên nặn máu, chà xát, tránh gây dập nát, không băng kín vết thương khiến virus dại xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể.
Hiện vaccine và huyết thanh kháng dại là biện pháp phòng bệnh duy nhất. Kháng thể có trong huyết thanh kháng dại có tác dụng trung hòa, làm chậm sự lan tỏa virus từ đó ức chế nguy cơ gây bệnh. Vaccine dại và huyết thanh kháng dại thường được kết hợp với nhau để tạo hiệu quả điều trị dự phòng bệnh dại. Thông thường, khi có chỉ định dùng huyết thanh kháng dại, người bệnh chỉ tiêm 1 lần sau khi bị cắn. Huyết thanh kháng dại cần tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị động vật cắn. Không tiêm huyết thanh trễ hơn 7 ngày sau ngày tiêm liều đầu tiên vaccine dại.
Do đó, bạn nên đến trung tâm tiêm chủng để bác sĩ xem xét vết thương, khai thác lịch sử tiêm chủng của bạn để chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Phác đồ tiêm ngừa dại cho người chưa tiêm vaccine gồm 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Nếu đã tiêm trước đó, chỉ cần tiêm lại hai mũi vào các ngày 0 và 3.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Ngày 15/5/2024, Bộ Y tế chính thức cấp phép sử dụng vaccine Shingrix của hãng dược phẩm GSK phòng zona thần kinh. Hiện vaccine chưa được triển khai tiêm ở Việt Nam.
Vaccine được khuyến cáo cho người chưa từng mắc zona và người từng mắc bệnh để phòng tái nhiễm. Là đối tác chiến lược toàn diện với GSK, Hệ thống tiêm chủng VNVC sẽ sớm triển khai tiêm vaccine này tại Việt Nam.
Mới đây, ngày 20/9, VNVC đã triển khai tiêm vaccine sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn sau khi vaccine này được phê duyệt cùng đợt với vaccine zona thần kinh.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Không rõ hai bé nhà mình đã tiêm vaccine ở trung tâm nào? Nếu hai bé từng tiêm chủng ở VNVC, bạn có thể tải ứng dụng di động VNVC và điền đầy đủ thông tin để tra cứu lịch sử tiêm chủng của bé đã được lưu tại đây.
Nếu không tra cứu được trên ứng dụng, bạn có thể đưa hai bé đến bất kỳ trung tâm tiêm chủng nào của VNVC để được bác sĩ tra cứu thông tin lịch sử tiêm chủng của bé đã được VNVC lưu lại và đưa lên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Trường hợp nếu hai con của bạn không tiêm ở VNVC, bạn có thể tra cứu thông tin tiêm chủng của bé trên Hệ thống Thông tin tiêm chủng Quốc gia hoặc đưa bé đến các trung tâm VNVC để bác sĩ hỗ trợ tra cứu thông tin trên hệ thống này.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Virus gây bệnh có trong nước bọt của động vật bị lây nhiễm, lây cho người hoặc động vật khác qua vết cắn, cào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh dại có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc nước bọt với vết thương hở, da và niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi. Cũng có trường hợp bệnh nhân mắc bệnh dại do được ghép giác mạc và nội tạng của người bị bệnh dại.
Do đó, nếu nước bọt của chó dính vào mắt, nguy cơ mắc bệnh dại vẫn có thể xảy ra. Bạn có thể đến trung tâm tiêm chủng để khám, tư vấn và tiêm vaccine. Vaccine vẫn có thể tiêm dự phòng trước khi bị chó, mèo cắn, cào, phác đồ 3 mũi. Sau đó, nếu bạn bị cắn, cào thì chỉ cần tiêm thêm 2 mũi, không cần tiêm thêm huyết thanh kháng dại dù vết thương có nặng. Những người tiếp xúc với động vật hoặc nhà nuôi thú cưng có thể tiêm vaccine dự phòng trước 3 mũi mà không cần phải có vết thương.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Bệnh sởi đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Để phòng bệnh, phụ huynh cần cho trẻ tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa sởi, cách ly ca nghi bệnh, tránh tiếp xúc đông người, giữ vệ sinh cá nhân và nâng cao thể trạng. Tiêm ít nhất hai mũi vaccine có thành phần phòng sởi là cách phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp ngăn sởi và biến chứng lên đến 98%. Khi có dịch, người dân vẫn có thể tiêm bổ sung một mũi cách mũi trước đó tối thiểu 1 tháng để tăng cường kháng thể bảo vệ.
Hiện Việt Nam có 4 loại vaccine sởi gồm vaccine sởi đơn (MVVAC) và sởi - rubella (MRVAC) do công ty Polyvac (Việt Nam) sản xuất); sởi - quai bị - rubella Priorix (Bỉ) do hãng dược GSK sản xuất và sởi - quai bị - rubella MMRII do hãng dược MSD (Mỹ) sản xuất. Trong đó, loại phối hợp ngừa sởi - quai bị - rubella chỉ có trong tiêm chủng dịch vụ. Hiện vaccine được triển khai trong chiến dịch tiêm vaccine sởi là sởi - rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất phòng ngừa hai bệnh sởi và rubella.
Trường hợp con bạn nếu đã tiêm đầy đủ hai mũi vaccine có thành phần phòng sởi thì có thể yên tâm. Trường hợp muốn bổ sung thêm vaccine sởi, bạn nên tư vấn thêm từ cơ quan y tế địa phương, nơi tổ chức chiến dịch hoặc đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng VNVC hoặc gọi Tổng đài của VNVC theo số 028 7102 6595 để được tư vấn cụ thể.
Bên cạnh sởi, hiện có nhiều vaccine thế hệ mới và các loại vaccine cần tiêm nhắc khác như: vaccine cúm cần tiêm nhắc hằng năm, bạch hầu - ho gà - uốn ván cần tiêm nhắc khi trẻ 4-6 tuổi, 9-15 tuổi và tiêm nhắc mỗi 10 năm/lần; vaccine não mô cầu B thế hệ mới...
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress