Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Vaccine zona thần kinh đã có mặt tại Việt Nam từ tháng 10/2024, triển khai tiêm đầu tiên và rộng khắp tại hơn 210 trung tâm tiêm chủng của VNVC. Vaccine dùng cho người từ 50 tuổi trở lên và người từ 18 tuổi có nguy cơ cao mắc zona thần kinh do bị các bệnh lý hoặc sử dụng các thuốc, liệu pháp điều trị gây ức chế hoặc có khả năng bị ức chế miễn dịch.
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi vẫn biết thêm các thông về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh lý nền có thể bạn đang mắc để đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp nhất với bạn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, zona thần kinh không gây thành dịch nhưng ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như nhiễm trùng da, viêm loét giác mạc, đau thần kinh sau zona...
Tại Mỹ, có khoảng 1 triệu trường hợp mắc zona thần kinh mỗi năm. Tại Anh, cứ 10 người lớn thì có 9 người bị nhiễm virus thủy đậu và cứ 4 người thì có 1 người có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh trong đời. Vaccine được xem là biện pháp chủ động phòng zona an toàn, hiệu quả cao.
Do đó, để được tư vấn tiêm ngừa phù hợp với tìm trạng sức khỏe của bản thân, bạn có thể đến các trung tâm tiêm chủng dịch vụ như VNVC để các bác sĩ khám sàng lọc và đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp nhất.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
HPV là tác nhân của hàng loạt các bệnh tình dục và ung thư nguy hiểm ở cả nam và nữ giới như sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, vòm họng. Vaccine là biện pháp chủ động, an toàn và hiệu quả để phòng HPV. Hiện nước ta có hai loại vaccine HPV gồm vaccine Gardasil và Gardasil 9 phòng lần lượt 4 chủng và 9 chủng virus HPV nguy cơ cao. Trong đó, vaccine Gardasil 9 tiêm cho cả nam và nữ từ 9-45 tuổi.
Trường hợp của bạn là nam, 32 tuổi có thể tiêm ngừa vaccine HPV Gardasil 9. Phác đồ Gardasil 9 cho người 15-45 tuổi có 3 mũi trong vòng 6 tháng. Tiêm đủ liều, vaccine có khả năng bảo vệ lên đến hơn 90%.
Bên cạnh đó, bạn có nhu cầu tiêm ngừa các vaccine tiền hôn nhân, đây là bước chuẩn bị quan trọng cho sức khỏe của cả hai vợ chồng. Bạn cần chú ý tiêm ngừa các nhóm vaccine phòng bệnh qua đường hô hấp như cúm, phế cầu, sởi, bạch hầu, ho gà, quai bị...; nhóm vaccine phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa như viêm gan A, tả, thương hàn; nhóm vaccine phòng bệnh lây qua đường tình dục như HPV, viêm gan B cũng như các vaccine quan trọng khác như sốt xuất huyết, uốn ván... Trong đó, vaccine viêm gan B tiêm nhắc khi kháng thể giảm, vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cần tiêm nhắc 10 năm/lần, vaccine cúm tiêm nhắc mỗi năm.
Các vaccine có số mũi tiêm và khoảng cách giữa các mũi khác nhau. Bạn và cả vợ bạn cần đến các trung tâm tiêm chủng như VNVC để bác sĩ khám sàng lọc, tra cứu lịch sử tiêm chủng của hai vợ chồng và đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp với từng cá nhân.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người. Hầu hết những người chưa có kháng thể do chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ mắc bệnh. Cả trẻ em và người lớn chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, bội nhiễm gây viêm tai giữa, viêm ruột...
Sởi có thể lây trước cả khi bệnh nhân phát ban sởi. Vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động, an toàn, hiệu quả cao. Hai mũi vaccine có hiệu quả phòng bệnh lên đến 98%. Trong tình hình sởi đang lan nhanh, gia tăng số ca mắc nặng ở cả trẻ em và người lớn tại nhiều tỉnh thành, bạn 38 tuổi không nhớ lịch sử tiêm ngừa nên tiêm vaccine sởi.
Các trung tâm tiêm chủng dịch vụ như VNVC hiện đang có đầy đủ các loại vaccine phòng sởi đơn và vaccine kết hợp phòng sởi - quai bị - rubella. Vaccine sởi tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn. Lịch tiêm cho người lớn gồm 2 mũi cách nhau 1 tháng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Virus dại có trong nước bọt của động vật nhiễm bệnh và lây truyền qua các vết cắn, cào, liếm vào vết thương hở. Thông thường, thời gian ủ bệnh dại từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc kéo dài đến hơn 1 năm.
Theo các nghiên cứu, động vật gây bệnh dại sẽ chết trong vòng 10 ngày kể từ khi phát triệu chứng. Trường hợp của bạn theo dõi được con vật và con vật mới chết khoảng 1, 2 tháng nay thì vào thời điểm con vật liếm bạn khoảng 1 năm trước, nó chưa mắc bệnh dại. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm không có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ con chó này.
Dại hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tỷ lệ tử vong gần 100% khi phát bệnh. Vaccine và huyết thanh là biện pháp phòng bệnh duy nhất hiện có. Hiện ngoài các trường hợp tiêm vaccine dại sau khi bị chó cắn, cào, người dân vẫn có thể tiêm vaccine dự phòng dại trước khi bị cắn cào, giúp bảo vệ sớm cho người thường xuyên tiếp xúc với động vật, người thường xuyên du lịch đến nơi khó tiếp cận y tế khi có vết thương. Lịch tiêm trước khi bị cắn, cào chỉ cần 3 mũi, giúp cơ thể tạo kháng thể sẵn, chống lại virus dại khi xâm nhập và không cần tiêm huyết thanh kháng dại dù vết thương có nặng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua các vết cắn, cào, liếm vào vết thương hở do động vật có vú máu nóng gây ra, chiếm đa số là chó, mèo. Do đó, với trường hợp con bạn bị mèo hoang cắn, cào có nguy cơ nhiễm dại.
Dại hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Một khi đã phát bệnh, tỷ lệ tử vong gần 100%. Thông thường, thời gian ủ bệnh dại từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc kéo dài đến hơn 1 năm.
Hiện bạn vẫn quan sát được con vật còn sống đến mũi tiêm thứ 2, tức vào ngày thứ 7 thì chưa chắc chắn con mèo không mắc bệnh dại. Bạn cần tiếp tục quan sát tiếp con vật, tiêm chủng tiếp theo liệu trình và thông báo với bác sĩ để được tư vấn tiêm các mũi phù hợp.
Nếu con vật không mắc bệnh dại, vaccine vẫn có tác dụng bảo vệ con bạn trong tương lai. Các lần bị chó mèo cắn cào sau chỉ cần tiêm thêm 2 mũi và không cần tiêm huyết thanh kháng dại dù vết thương có nặng.
Hiện phác đồ tiêm dự phòng trước phơi nhiễm tức trước khi bị chó, mèo cắn cào vẫn được áp dụng cho các đối tượng có nguy cơ cao phơi nhiễm dại, đi đến những nơi khó tiếp cận vaccine dại và huyết thanh kháng dại.
Với câu hỏi của bạn về huyết thanh kháng dại, tùy theo vết thương, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm. Tuy nhiên, huyết thanh kháng dại chỉ được chỉ định tiêm trong vòng 7 ngày kể từ khi có vết thương, do đó trường hợp của bạn đã quá 7 ngày sẽ không tiêm được nữa.
Bên cạnh đó, các vaccine dại hiện được sử dụng tại Việt Nam đều là vaccine thế hệ mới, không chứa các tế bào thần kinh, đã được chứng minh an toàn và hiệu quả cao, không gây ảnh hưởng đến trí nhớ hay khả năng học tập của con bạn. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho sức khỏe của con khi được chỉ định chủng ngừa.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Virus gây bệnh dại có trong nước bọt của các động vật nhiễm dại như chó, mèo, dơi... và lây sang người qua việc cắn, cào hoặc liếm vào vết thương hở. Đường lây hiếm gặp hơn là lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải không khí giọt nhỏ chứa virus dại trong hang dơi hoặc tai nạn ở phòng thí nghiệm. Tại Mỹ, dơi còn đứng đầu danh sách động vật lây truyền dại phổ biến tại nước này.
Trường hợp của bạn mô tả có giọt nước rơi vào miệng khi đàn dơi bay qua, tuy nhiên vẫn chưa rõ giọt nước này có phải là nước bọt của dơi và chúng có mang virus dại hay không. Tuy nhiên, đường lây qua tiếp xúc với nước bọt của dơi ở Việt Nam rất hiếm, vì vậy khả năng bạn bị lây virus dại trong tình huống này rất thấp.
Với trường hợp của bạn hay tiếp xúc với động vật hoang dã, ở xa cơ sở y tế, bạn có thể đến trung tâm tiêm chủng VNVC để được tư vấn tiêm vaccine dự phòng trước phơi nhiễm, tức trước khi bị cắn, cào. Việc này giúp cơ thể tạo ra kháng thể, bảo vệ sớm với bệnh dại. Các lần phơi nhiễm sau, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 mũi và không cần tiêm huyết thanh kháng dại.
Trường hợp phơi nhiễm dại và chưa tiêm dự phòng trước đó, phác đồ gồm 3-5 mũi tùy theo tình trạng con vật, tình trạng vết thương, lịch sử tiêm chủng và đường tiêm. Tùy vào tình trạng vết thương có thể cần tiêm huyết thanh theo chỉ định của bác sĩ.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Vaccine là một trong các thành tựu y học có giá trị to lớn với nhân loại. Mũi tiêm không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn là biện pháp phòng bệnh, tránh biến chứng ở người trưởng thành, người cao tuổi.
Hiện Việt Nam lưu hành hơn 50 loại vaccine phòng hơn 40 bệnh truyền nhiễm. Trong đó, người lớn cần tiêm ngừa gần 15 loại vaccine phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt các vaccine như: cúm mùa, phế cầu khuẩn, sốt xuất huyết, não mô cầu khuẩn, bạch hầu - ho gà - uốn ván, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, viêm gan A+B, zona thần kinh...
Mỗi loại vaccine sẽ có số mũi tiêm và khoảng cách giữa các mũi khác nhau. Một số vaccine sẽ giới hạn độ tuổi, ví dụ các vaccine phòng não mô cầu tiêm tối đa cho người đến 55 tuổi. Hoặc như vaccine HPV tiêm cho cả nam và nữ từ 9 - 45 tuổi phòng các bệnh nguy hiểm do HPV như sùi mào, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng… Trong đó, các loại vaccine phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván có lịch tiêm nhắc 10 năm/1 lần dù lúc nhỏ mọi người đã từng có tiêm. Viêm gan B cần tiêm bổ sung khi kháng thể giảm. Cúm mùa mỗi năm tiêm một mũi.
Với trường hợp gia đình bạn đã lâu chưa tiêm vaccine và không rõ lịch sử tiêm chủng, cần đến trung tâm tiêm chủng để bác sĩ khai thác lịch sử tiêm ngừa, bệnh sử và đưa ra chỉ định tiêm các loại vaccine phù hợp.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Vaccine HPV có mặt trên thị trường từ năm 2008, thuộc chương trình tiêm chủng dịch vụ, đến nay vẫn chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó, nếu bạn được tiêm chủng theo lịch tại trạm y tế (tức chương trình TCMR) và không tiêm thêm loại vaccine loại dịch vụ nào thì bạn chưa được chủng ngừa vaccine HPV.
Về vaccine HPV, hiện nước ta có hai loại Gardasil và Gardasil 9 phòng lần lượt 4 chủng và 9 chủng virus HPV nguy cơ cao. Trong đó, vaccine Gardasil tiêm cho nữ giới từ 9-26 tuổi. Vaccine Gardasil 9 tiêm cho cả nam và nữ từ 9-45 tuổi.
Vaccine HPV được xem là biện pháp phòng HPV an toàn, hiệu quả cao, giúp phòng các bệnh do HPV gây ra như mụn cóc sinh dục và các loại ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng. Vaccine có hiệu quả trên 90% khi tiêm đủ liều, đúng lịch. Các nghiên cứu cho thấy vaccine giúp sinh miễn dịch tốt, nồng độ kháng thể duy trì ở mức cao và hiệu quả kéo dài.
Để được tư vấn chủng ngừa vaccine HPV, bạn có thể liên hệ đến các hệ thống tiêm chủng như VNVC để được tư vấn, khám sàng lọc và chỉ định tiêm ngừa phù hợp với lịch sử tiêm chủng của bản thân.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
HPV là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh như sùi mào gà, ung thư như cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, vòm họng, hậu môn... Tiêm vaccine HPV là cách hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất để phòng bệnh.
Theo hướng dẫn, vaccine HPV được khuyến cáo tiêm cho nam và nữ giới từ 9-45 tuổi. Người đã từng quan hệ tình dục, sinh con vẫn được khuyến cáo tiêm vaccine HPV để phòng ngừa các chủng virus gây bệnh.
Những người đã từng quan hệ tình dục vẫn nên tiêm vaccine HPV bởi nhiều lý do:
- Đầu tiên, người đã từng quan hệ tình dục nhưng chưa chắc đã bị nhiễm virus HPV, do vậy việc tiêm vaccine vẫn hoàn toàn có thể bảo vệ được phụ nữ khỏi các chủng HPV nguy hiểm có trong vaccine.
- Thứ hai, người đã quan hệ tình dục có thể mắc 1 hoặc 2 chủng, không phải mắc tất cả các chủng virus HPV nên việc tiêm ngừa sẽ giúp phòng chống các chủng HPV khác mà họ chưa mắc phải.
- Thứ ba, HPV rất dễ lây và tái nhiễm. HPV có thể tự đào thải khỏi cơ thể và miễn dịch sau khi bị nhiễm trùng chỉ bảo vệ được cơ thể trong thời gian ngắn, do đó họ vẫn có thể tái nhiễm chủng HPV đã từng mắc. Tiêm vaccine là cách phòng các chủng mới và tái nhiễm các chủng đã mắc. Do đó, bạn nên chủ động tiêm ngừa vaccine HPV để được bảo vệ sớm.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Mỗi loại vaccine có lịch tiêm khác nhau. Trong đó, vaccine phối hợp phòng sởi - quai bị - rubella MMR II của Mỹ được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn với lịch tiêm 2 mũi, ưu tiên hai mũi cách nhau 3 tháng hoặc hẹn tiêm mũi 2 lúc 4-6 tuổi. Người từ 7 tuổi trở lên có lịch tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng. Khi có dịch, vaccine MMR II có thể được chỉ định tiêm từ 6 tháng tuổi và trẻ nên tiêm mũi thứ 2 vào lúc 12-15 tháng, khuyến cáo tiêm mũi 3 vào lúc 4-6 tuổi.
Còn vaccine phối hợp phòng sởi - quai bị - rubella Priorix (Bỉ) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn với lịch tiêm 3 mũi gồm 2 mũi đầu cách nhau 3 tháng, mũi 3 cách mũi 2 là 3 năm hoặc hẹn lúc 4-6 tuổi. Khi có dịch, vaccine Priorix được khuyến cáo tiêm mũi 3, cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng. Trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi có phác đồ 2 mũi cách nhau 3 tháng. Trẻ từ 7 tuổi và người lớn có phác đồ 2 mũi cách nhau 1 tháng.
Con bạn sinh vào ngày 30/12/2017, hiện đã gần 7 tuổi, bạn chọn tiêm vaccine Priorix (Bỉ) nên thuộc đối tượng từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi. Do đó, con bạn được bác sĩ hẹn tiêm hai mũi cách nhau 3 tháng là đúng, khác với lịch hẹn của vaccine MMR II.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bác!
Hiện VNVC đang có các loại vaccine dành cho người lớn ở độ tuổi 62 như bác gồm: vaccine cúm, phế cầu, sốt xuất huyết, zona thần kinh, bạch hầu - ho gà - uốn ván, viêm gan B, dại. Các loại vaccine này có giá như sau:
Vaccine cúm tứ giá, ngừa 4 chủng virus cúm gồm A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria và B/Yamagata chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Người lớn có lịch tiêm 1 mũi, tiêm nhắc 1 mũi hằng năm. Giá niêm yết hiện 350.000 - 360.000 đồng/liều.
Vaccine phế cầu ngừa viêm tai giữa, viêm xoang, viêm màng não, viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết do các chủng vi khuẩn phế cầu gây ra. Người lớn tuổi nên tiêm hai loại vaccine gồm phế cầu 13 Prevenar của Mỹ và phế cầu 23 Pneumovax của Bỉ sản xuất để phòng đầy đủ các chủng vi khuẩn phế cầu. Trong đó vaccine phế cầu 13 chỉ cần tiêm 1 mũi, loại phế cầu 23 tiêm 1 mũi và tiêm nhắc theo chỉ định của bác sĩ. Hiện loại phế cầu 13 có giá ưu đãi 1.190.000 đồng còn loại phế cầu 23 có giá 1.490.000 đồng.
Vaccine sốt xuất huyết của hãng Takeda (Nhật Bản) phòng 4 type huyết thanh virus sốt xuất huyết gây bệnh gồm Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4. Vaccine giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh đến hơn 80% và hơn 90% nguy cơ nhập viện. Giá 1.390.000 đồng/mũi, lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau 3 tháng.
Vaccine phối hợp phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván có hai loại gồm Boostrix của Bỉ và Adacel tiêm đến 64 tuổi của Canada, có giá từ 775.000 đồng đến 795.000 đồng.
Vaccine thủy đậu hiện có 2 loại gồm Varivax của Mỹ, Varilrix của Bỉ. Người lớn tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng. Vaccine hiện có giá 1.085.000 đồng.
Với vaccine viêm gan B, có Heberbiovac (Cu Ba) và Gene Hbvax (Việt Nam), vaccine phối hợp Twinrix (Bỉ) dành cho người lớn, có giá từ 220.000 đồng đến 690.000 đồng/1 mũi. Lịch tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng, cần xét nghiệm trước khi tiêm.
Vaccine zona thần kinh do hãng dược GSK (Bỉ) sản xuất có hiệu quả ngăn ngừa bệnh dến 97% ở đối tượng trên 50 tuổi đồng thời giảm đau thần kinh sau zona và các biến chứng khác hơn 90%. Người 50 tuổi trở lên tiêm hai mũi, cách nhau hai tháng. Vaccine có giá 3.700.000 - 3.900.000 đồng/mũi.
Vaccine dại có thể tiêm dự phòng trước khi bị chó mèo cắn, cào, phù hợp khi đi đến các vùng xa xôi, tiếp cận vaccine và huyết thanh gặp khó khăn. Nếu tiêm dự phòng trước, người tiêm chỉ cần tiêm 3 mũi vào ngày 0, 7, 21 hoặc ngày 28, các lần bị chó mèo cắn cào sau chỉ cần tiêm thêm 2 mũi, không cần tiêm huyết thanh kháng dại dù vết thương có nặng. VNVC hiện có hai loại vaccine phòng dại gồm Verorab (Pháp) và vaccine Abhayrab (Ấn Độ), mỗi liều có giá từ 250.000 đồng đến 425.000 đồng/liều, tùy loại vaccine.
Bác có thể theo dõi chi tiết bảng giá các vaccine được cập nhật tại VNVC trên website: https://vnvc.vn/gia-tiem-chung-vac-xin/ hoặc đến cơ sở tiêm chủng của VNVC để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.
Tất cả khách hàng đến tiêm chủng tại VNVC đều trải qua quy trình 8 bước gồm:
Bước 1: Đăng ký thông tin Khách hàng tại quầy lễ tân
- Đối với Khách hàng mới chưa có thông tin tại VNVC: Lấy số thứ tự hoặc theo hướng dẫn tới quầy đăng ký thông tin để lập hồ sơ tiêm chủng, mã số Khách hàng.
- Đối với người đã có thông tin tiêm chủng tại VNVC: Lấy số thứ tự hoặc theo hướng dẫn để tới quầy đăng ký khám trước tiêm.
- Đối với người mua gói vaccine: Được ưu tiên phục vụ tại các khu vực/ vị trí riêng, Khách hàng vui lòng thông báo với nhân viên Lễ tân để được ưu tiên phục vụ.
Bước 2: Khám sàng lọc tại phòng khám, theo thứ tự trên màn hình hiển thị.
Bước 3: Bác sĩ khám, tư vấn và chỉ định tiêm vắc xin.
Bước 4: Khách hàng nộp tiền tại quầy thu ngân (đối với người chưa nộp tiền). Khách hàng mua gói vaccine không cần thực hiện bước này, được ưu tiên mời đến phòng tiêm.
Bước 5: Tiêm chủng tại phòng tiêm, theo thứ tự trên màn hình hiển thị.
Bước 6: Nghỉ ngơi tại khu vực theo dõi sau tiêm trong khoảng 30 phút.
Bước 7: Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người được tiêm và hướng dẫn theo dõi sau tiêm tại nhà trước khi về.
Bước 8: Hỗ trợ, tư vấn về các phản ứng sau tiêm hoặc các nhu cầu khác về tiêm chủng vắc xin tại trung tâm hoặc qua tổng đài điện thoại.
Cảm ơn câu hỏi của bác. Chúc bác và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào cháu!
Việc cháu lo sợ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhất là các bệnh lây nhiễm qua đường nước bọt là điều đáng mừng, vì cháu đã biết quan tâm đến sức khỏe bản thân, cũng như có thể đã biết cách phòng tránh lây nhiễm.
Việc sử dụng chung các dụng cụ có dính nước bọt của người khác tiềm ẩn nguy cơ lây rất nhiều bệnh truyền nhiễm. Ví dụ các mầm bệnh cúm, sởi, mụn rộp (virus Herpes), viêm gan A, quai bị, thủy đậu, não mô cầu… có thể dễ dàng lây nhiễm qua nước bọt. Các bệnh như viêm gan B, sùi mào gà do virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ có thể gây bệnh thông qua nước bọt nếu người mắc có tổn thương trong miệng và cháu đang có nhiệt miệng hoặc tổn thương chân răng.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh lây các bệnh truyền nhiễm, cháu không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân, nhất là dùng chung với những người bản thân chưa biết về họ.
Các bệnh như cúm, sởi, quai bị, thủy đậu, não mô cầu, viêm gan B, HPV hiện đã có vaccine phòng ngừa, vì vậy, cháu cần kiểm tra lịch sử tiêm ngừa xem bản thân đã tiêm đủ mũi vaccine chưa thì trao đổi với bố mẹ để được chủng ngừa đầy đủ. Ngoài ra, cháu cần theo dõi sức khỏe, nếu có các biểu hiện ho, sốt, khó chịu... thì nên đến bệnh viện sớm để được theo dõi kịp thời.
Cảm ơn câu hỏi của cháu. Chúc cháu và gia đình nhiều sức khỏe!
Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Bệnh zona thần kinh, hay còn gọi là giời leo, là căn bệnh gây ra những cơn đau nhức dữ dội, kèm theo nổi mụn nước tập trung thành từng mảng theo đường dẫn dây thần kinh cảm giác. Các triệu chứng thường bắt đầu với những vết sưng đỏ và sau đó là những vết sưng biến thành mụn nước chứa đầy chất lỏng, gây ngứa rát và khó chịu.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh zona thần kinh có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như đau dây thần kinh sau zona, suy giảm thị lực, mất thị lực, hội chứng Ramsay Hunt… thậm chí có thể tử vong.
Những đối tượng dưới đây dễ mắc Zona thần kinh với biến chứng nguy hiểm bao gồm: người lớn từ 50 tuổi trở lên; người lớn từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị zona (người suy giảm miễn dịch, ức chế miễn dịch hoặc có khả năng ức chế miễn dịch do mắc bệnh hoặc đang sử dụng liệu pháp điều trị...).
Do đó, tiêm vaccine là biện pháp ngừa bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Vaccine zona thần kinh Shingrix do hãng dược GSK sản xuất, được khuyến cáo tiêm cho những người trên 50 tuổi, đặc biệt là những người đã từng bị zona, nhằm giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh cũng như những cơn đau liên quan đến zona. Vaccine phòng zona thần kinh hiệu quả 97% ở nhóm từ 50 tuổi và đạt 70-87% ở nhóm từ 18 tuổi bị suy giảm hoặc ức chế miễn dịch hay có khả năng bị ức chế miễn dịch do bệnh lý, phương pháp điều trị. Vắc xin phòng bệnh zona hiện nay đang có giá dao động từ 3.890.000 đồng/ mũi.
Trước khi tiêm vaccine zona thần kinh, bác sĩ sẽ khám sàng lọc, xem xét bạn có thuộc trường hợp chống chỉ định hoặc cần hoãn tiêm vaccine hay không. Bạn nên đến cơ sở tiêm chủng và đem theo các giấy tờ cần thiết như bệnh án, loại thuốc đang điều trị để được bác sĩ chỉ định cụ thể.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Hiện Việt Nam đang có 3 loại vaccine phòng bệnh do não mô cầu gồm vaccine não mô cầu nhóm B thế hệ mới do hãng dược phẩm GSK (Bỉ) sản xuất, chỉ định tiêm từ 2 tháng đến 50 tuổi; vaccine phòng não mô cầu nhóm BC do Cuba sản xuất, chỉ định tiêm từ 6 tháng đến 45 tuổi; vaccine phòng não mô cầu nhóm ACYW-135 do hãng dược Sanofi (Pháp) sản xuất, chỉ định tiêm từ 9 tháng đến 55 tuổi. Trường hợp của mẹ bạn đã quá tuổi nên không thuộc các trường hợp được chỉ định tiêm chủng.
Mẹ bạn bị suy tim độ 3 tức có tình trạng suy giảm miễn dịch, dễ bị các mầm bệnh lây qua đường hô hấp tấn công gây ra các bệnh cảnh như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết như phế cầu, cúm, ho gà. Bạn có thể đưa mẹ bạn đến cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn cụ thể và chỉ định loại vaccine phù hợp.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa bệnh viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, bạn đã nhiễm bệnh, vaccine phòng viêm gan B không còn hiệu quả, vì vậy không nên chủng ngừa. Điều bạn cần làm là tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh sử dụng rượu bia, ngủ nghỉ hợp lý, sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress