Phân biệt hóa trị và xạ trị
Hóa trị được đưa vào qua đường truyền tĩnh mạch hoặc có thể uống còn xạ trị là hình thức sử dụng các chùm bức xạ tập trung vào khu vực cụ thể trong cơ thể.
Hóa trị và xạ trị là hai trong số các phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất. Việc bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp hóa trị hay xạ trị sẽ tùy thuộc vào loại và vị trí ung thư mắc phải, cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể.
Sự khác biệt chính giữa hóa trị và xạ trị là cách chúng được đưa vào cơ thể. Với phương pháp hóa trị, bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, đưa vào cơ thể qua đường uống bằng miệng hoặc truyền qua tĩnh mạch... Xạ trị tức là đưa các chùm tia phóng xạ liều cao trực tiếp vào khối u. Các chùm bức xạ làm thay đổi cấu trúc DNA của khối u, khiến nó co lại hoặc chết. Loại điều trị ung thư này có ít tác dụng phụ hơn hóa trị vì nó chỉ nhắm vào một khu vực của cơ thể.
Hóa trị
Thuốc hóa trị được thiết kế để tiêu diệt các tế bào trong cơ thể phân chia nhanh chóng - cụ thể là tế bào ung thư. Tuy nhiên, có những tế bào trong các bộ phận khác của cơ thể bạn cũng phân chia nhanh chóng nhưng lại phát sinh tế bào ung thư như ở nang long, móng tay, đường tiêu hóa, mồm, tủy xương... Hóa trị cũng có thể vô tình nhắm mục tiêu và phá hủy các tế bào bình thường, từ đó gây ra một số tác dụng phụ.
Liệu trình hóa trị có thể thực hiện bằng các hình thức khác nhau như bằng miệng (uống); truyền qua đường tĩnh mạch. Hóa trị thường thực hiện vài tuần một lần, nhắm đến các tế bào ung thư tại một thời điểm nhất định trong vòng đời của chúng.
Bệnh nhân thực hiện hóa trị có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn và ói mửa; rụng tóc; mệt mỏi; nhiễm trùng; loét miệng hoặc cổ họng; thiếu máu; bệnh tiêu chảy; đau và tê ở chân tay (bệnh thần kinh ngoại biên)... Các loại thuốc hóa trị khác nhau sẽ gây ra các tác dụng phụ khác nhau và mọi bệnh nhân đều phản ứng với hóa trị khác nhau.
Xạ trị
Với xạ trị, các chùm bức xạ được tập trung vào một khu vực cụ thể trong cơ thể. Bức xạ làm thay đổi cấu trúc DNA của khối u, khiến các tế bào chết thay vì nhân lên và có thể lan rộng. Bức xạ có thể được sử dụng như phương pháp chính để điều trị và tiêu diệt khối u, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật; dùng để tiêu diệt tế bào ung thư còn lại sau khi phẫu thuật. Xạ trị cũng là một phần của phương pháp điều trị kết hợp với hóa trị liệu.
Có ba loại xạ trị được sử dụng để điều trị ung thư. Một là bức xạ chùm ngoài: phương pháp này sử dụng chùm tia phóng xạ từ một máy tập trung trực tiếp vào vị trí khối u của bệnh nhân. Hai là bức xạ bên trong còn gọi là phương pháp trị liệu bằng phương pháp brachytherther. Phương pháp này sử dụng bức xạ (có thể là chất lỏng hoặc chất rắn) đặt bên trong cơ thể gần nơi có khối u. Ba là bức xạ hệ thống: liên quan đến bức xạ ở dạng viên thuốc hoặc dạng lỏng mà lấy bằng miệng hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
Vì xạ trị tập trung vào một vùng trên cơ thể nên bệnh nhân có thể gặp ít tác dụng phụ hơn so với hóa trị. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có thể ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, gây vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày, tiêu chảy; thay đổi da; rụng tóc; mệt mỏi; rối loạn chức năng tình dục...
Hóa trị và xạ trị có thể sử dụng cùng nhau?
Hóa trị và xạ trị đôi khi được sử dụng cùng nhau để điều trị một số loại ung thư. Phương pháp này được gọi là điều trị đồng thời, được khuyến nghị nếu ung thư không thể được loại bỏ bằng phẫu thuật; có khả năng lây lan sang các khu vực khác trên cơ thể...
Cách đối phó với tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị
Bệnh nhân thực hiện hóa trị và xạ trị đều có khả năng cao gặp phải một số tác dụng phụ, đặc biệt là buồn nôn. Để đối phó với tình trạng này, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể dùng để điều trị buồn nôn; đặt một miếng cồn lên sống mũi nếu bị buồn nôn; hoặc sử dụng trà gừng để giảm buồn nôn.
Ngoài ra, bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và protein.
An Nhiên (theo Healthline)
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi