Những điều nên biết về ung thư thanh quản
Nếu phát hiện ung thư thanh quản sớm, tỷ lệ chữa khỏi là 80% nhưng do chủ quan, phần lớn các ca đều được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Giáo sư Nguyễn Bá Đức, Nguyên giám đốc Bệnh viện K trung ương, Phó chủ tịch Hội phòng chống ung thư Việt Nam chia sẻ, dưới đây là các dấu hiệu nhận biết ung thư thanh quản cần biết để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhất nếu chẳng may mắc phải.
Triệu chứng của ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản có những dấu hiệu cảnh báo như nói khàn hoặc thay đổi giọng nói, có khối u ở cổ, đau họng hoặc có cảm giác nghẹn cổ họng, ho kéo dài, khó thở, thở kém, đau tai, gầy sút cân. Các triệu chứng này phụ thuộc chủ yếu vào kích thước của khối u và vị trí của nó ở thanh quản, có khi chỉ là khàn tiếng kéo dài, sau đó ho khan, có thể ho ra máu, sụt cân.
Chúng cũng có thể do ung thư khác gây ra hoặc bệnh khác ít nghiêm trọng hơn như viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh, nang nước dây thanh, u lành thanh quản (u xơ, polype), tổn thương dây thần kinh quặt ngược.
Các giai đoạn ung thư thanh quản
Theo Giáo sư Nguyễn Bá Đức chia sẻ, giai đoạn đầu (hay còn gọi là giai đoạn không) là lúc các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy tại thanh quản và chưa lây sang các bộ phận khác. Nếu chẩn đoán ở giai đoạn này, bệnh có thể điều trị thành công, nếu không được phát hiện sớm và điều trị, các tế bào gây bệnh sẽ phát triển thành ung thư và lan rộng sang các mô bình thường.
Giai đoạn 1, lúc này khối u đã hình thành ở thanh quản, chưa lây sang các cơ quan khác. Khi khối u nằm ở vùng của thượng thanh môn hoặc thanh môn, hạ thanh môn, dây thanh quản vẫn có thể di động bình thường.
Giai đoạn 2, khối u vẫn chỉ ở thanh quản nhưng đã có sự thay đổi ở các vị trí, lúc này dây thanh có thể không di động được nữa.
Giai đoạn 3, khối u đã lan rộng ngoài thanh quản.
Giai đoạn 4 bệnh đã nặng, các khối u đã bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan khác, xuất hiện hạch lan rộng và với kích thước to hơn.
Điều trị ung thư thanh quản
Khi phát hiện ung thư thanh quản, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể. Một số phương pháp có thể sử dụng như sau:
Phẫu thuật: Ở giai đoạn sớm các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt dây thanh, vẫn có thể bảo tồn giọng nói. Khi đến giai đoạn muộn, người bệnh phải cắt thanh quản bán phần hoặc cắt thanh quản toàn phần, kèm theo phẫu thuật nạo vét hạch cổ.
Xạ trị và hóa trị bổ trợ:Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được tia xạ hậu phẫu và điều trị hoá chất phối hợp, kèm theo nâng cao thể trạng và tình trạng miễn dịch chung.
Nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư thanh quản không còn cảm giác ngon miệng, thay đổi vị giác và khứu giác. Do đó, việc lựa chọn thức ăn rất quan trọng. Dinh dưỡng tốt đảm bảo đủ năng lượng và protein giúp bệnh nhân không bị gầy sút cân, phục hồi sức khoẻ và hàn gắn vết thương. Ăn uống khó khăn có thể do tia xạ gây khô miệng nên bệnh nhân nên ăn đồ lỏng, ẩm với nước sốt, cháo, súp và sữa sẽ dễ nuốt hơn. Các y tá và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn thức ăn phù hợp.
Sau phẫu thuật hoặc xạ trị, một số bệnh nhân được đặt sông dạ dày và có thể quay trở lại chế độ ăn bình thường. Các y tá sẽ giúp đỡ bệnh nhân học nuốt trở lại. Một số bệnh nhân thấy nuốt chất lỏng dễ hơn, một số khác thì ngược lại, do đó, bản thân bệnh nhân sẽ tìm được cách ăn phù hợp cho chính mình.
Phòng chống ung thư thanh quản
Để phòng chống ung thư thanh quản, các chuyên gia khuyến cáo: Nên ngừng sử dụng thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc.
Hạn chế rượu vì suống rượu cũng là một yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản. Đặc biệt, rượu có khả năng làm tăng đáng kể hiệu quả gây ung thư trong khói thuốc lá, do đó, cần tránh sự kết hợp của việc uống rượu và hút thuốc để có thể ngăn ngừa ung thư thanh quản.
Giữ vệ sinh răng miệngkhông chỉ giúp bạn có một hàm răng khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư vùng đầu cổ. Đây là một trong những cách phòng bệnh ung thư thanh quản đơn giản nhưng hiệu quả.
Hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ muối (rau, củ, quả muối). Bạn nên tích cực ăn các thực phẩm tươi, chế độ ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe là rất quan trọng, nhất là với những người trong độ tuổi 40 – 50. Nếu có dấu hiệu khàn tiếng kéo dài quá 2 tuần và không có chuyển biến dù đã dùng những thuốc kháng viêm thông thường thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp.
Nha Trang
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi