Những câu hỏi thường gặp về ung thư lưỡi
Biểu hiện như thế nào thì đi khám, ai là người có nguy cơ mắc bệnh cao, nguyên nhân gây nên... là thắc mắc thường gặp về ung thư lưỡi.
Ung thư lưỡi là một loại ung thư vùng miệng thường phát triển từ tế bào biểu mô vảy trên bề mặt lưỡi, với biểu hiện là khối u hoặc vết loét. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về căn bệnh, theo Webmd.
Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư lưỡi
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư lưỡi là xuất hiện một khối u hoặc đau ở bên cạnh lưỡi, không biến mất. Đôi khi vết đau sẽ chảy máu nếu bạn chạm hoặc cắn nó.
- Thay đổi giọng nói, như âm thanh khàn khàn
- Khó nuốt
Khi nào nên đi gặp bác sĩ để khám vết đau ở lưỡi
Nếu vết đau không có triệu chứng sau vài tuần thì hãy gặp bác sĩ bởi đó có thể là một dấu hiệu của ung thư lưỡi.
Nguyên nhân gây bệnh
Virus papilloma ở người (HPV) có thể gây ra nhiều bệnh ung thư trên nền lưỡi. Virus cũng có thể lây truyền qua đường tình dục gây ung thư cổ tử cung. Ngoài ra bệnh còn có các nguyên nhân khác như:
- Nghiện rượu
- Người mắc bệnh xơ gan có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Răng giả không phù hợp
- Không chăm sóc răng và nướu
- Hút thuốc
- Bệnh giang mai
- Gen di truyền
Chẩn đoán ung thư lưỡi như thế nào
Bác sĩ sẽ kiểm tra miệng, đặt câu hỏi về các triệu chứng người bệnh gặp phải. Chuyên gia có thể đề nghị chụp X-quang hoặc CT (chụp cắt lớp vi tính) để hiển thị hình ảnh chi tiết hơn.
Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô từ miệng của bạn để kiểm tra. Nếu vấn đề nằm ở đáy lưỡi, bác sĩ sẽ tìm thấy dấu hiệu ung thưhoặc nhận thấy điều bất thường trong khi khám định kỳ.
Ung thư lưỡi điều trị ra sao
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe...
Phẫu thuật thường là cách tốt nhất để loại bỏ một khối u khỏi phần lưỡi. Nếu ung thư ở mặt sau của lưỡi, người bệnh có thể phải xạ trị (tia X và các bức xạ khác). Đôi khi phương pháp điều trị tốt nhất là sự kết hợp của hóa trị liệu, hoặc thuốc chống ung thư và xạ trị. Sau đó, bạn có thể cần trị liệu để giúp việc nhai, di chuyển lưỡi, nuốt và nói tốt hơn. Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Cách ngăn ngừa ung thư lưỡi
Nhiều trường hợp ung thư lưỡi là do virus gây ra. Để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, mỗi người cần:
- Tiêm vắcxin ngừa HPV
- Không sử dụng thuốc lá
- Hạn chế rượu, bia
- Chăm sóc tốt răng và nướu. Nếu bạn đeo răng giả, hãy chắc chắn rằng chúng vừa vặn
Ngọc Thi
ung thư không bỏ cuộc
cuộc chiến của bệnh nhân ung thư
ung thư lưỡi
cuộc thi sống như những đóa hoa hướng về phía mặt trời
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi