Nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư mất ngủ
Những tác dụng phụ trong quá trình điều trị, ảnh hưởng của các loại thuốc, lo lắng khi phát hiện bệnh... khiến bệnh nhân không có giấc ngủ ngon.
Theo Daily Telegraph, nghiên cứu tại Đại học Oxford và Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng gia Anh cho thấy, mất ngủ có thể làm não suy yếu. Cụ thể, sau 17 giờ không ngủ, não bộ kém tỉnh táo tương tự như ảnh hưởng của nồng độ rượu trong máu. Cảm giác mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến khả năng, thời gian phản ứng, phán đoán khi lái xe, gây kém tập trung. Tất cả tác dụng phụ tương tự như say rượu dễ dẫn đến ảo giác, khủng hoảng tinh thần.
Việc ngủ đủ giấc giúp giảm mức độ căng thẳng, ngăn ngừa nguy cơ huyết áp và cholesterol cao, bệnh tim mạch. Rối loạn giấc ngủ xảy ra thường xuyên với người bệnh ung thư. Theo Oncolink (trang cung cấp thông tin về bệnh ung thư ở Mỹ), rối loạn giấc ngủ phổ biến bởi các nguyên nhân:
Các loại thuốc điều trị
Khi sử dụng lâu dài các loại thuốc dưới đây có thể gây mất ngủ:
Thuốc an thần và thuốc ngủ (ví dụ, glutethimide, benzodiazepin, pentobarbital, chloral hydrate, secobarbital natri và amobarbital natri)
- Thuốc chống co giật (ví dụ, phenytoin)
- Corticosteroid.
- Các chất ức chế monoamin oxydase.
- Methyldopa
- Propranolol
- Atenolol
Tác dụng phụ của điều trị
Tác dụng phụ trong quá trình điều trị như đau đớn, đổ mồ hôi ban đêm, bốc hỏa, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn), rối loạn hô hấp, mệt mỏi khiến người bệnh khó có giấc ngủ ngon.
Nằm viện lâu
Nằm điều trị lâu trong bệnh viện có thể khiến bệnh nhân khó ngủ hơn, để có một giấc ngủ bình thường trong viện rất khó khăn bởi:
- Môi trường bệnh viện: Bệnh nhân không thoải mái bởi giường, gối, nhiệt độ phòng, tiếng ồn hoặc ở chung phòng với người lạ.
- Giờ giấc ở bệnh viện: Giấc ngủ có thể bị gián đoạn khi các bác sĩ, y tá đến thăm khám, kiểm tra, kê thuốc...
Tâm lý
Khi bị chẩn đoán ung thư, người bệnh sẽ ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng về tình trạng bệnh, sức khỏe, tài chính... những vấn đề này gây ra rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng lo âu, thậm chí có thể trầm cảm khi tìm hiểu về bệnh, tiếp nhận phương pháp điều trị.
Bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ từ nhẹ đến trung bình có thể gặp khó chịu, không thể tập trung, sức đề kháng giảm, điều này ảnh hưởng đến việc tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị.
Để ngủ ngon, người bệnh cần điều trị các chứng đau đầu, buồn nôn, trầm cảm, bốc hỏa. Nếu chứng mất ngủ kéo dài, bệnh nhân có thể điều trị bằng cách kết hợp giữa liệu pháp dược lý, tâm lý.
Ngọc Thi
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi