Nguyên nhân hình thành ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp hình thành khi các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát, nhưng có thể điều trị thành công nếu phát hiện sớm.
Tuyến giáp, có dạng hình con bướm, gồm 2 bên thùy được nối bởi một cái eo (isthmus) nằm ở phần trước cổ, bên dưới yết hầu, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể.
Tuyến giáp có hai loại tế bào chính là tế bào nang và tế bào C, ngoài ra, còn có tế bào hệ miễn dịch (lympho) và tế bào hỗ trợ (stromal) ít phổ biến hơn. Mỗi loại ung thư phát triển từ một loại tế bào khác nhau, từ đó dẫn tới có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng và cách điều trị.
Sự thay đổi kích thước và hình dạng tuyến giáp có thể nhìn thấy bằng mắt thường phần lớn đều lành tính, không phải ung thư. Hiện tượng này thường được gọi là biếu cổ, gây ra bởi sự mất căn bằng hoóc môn.
Ngoài ra, các khối u hoặc dấu hiệu sưng trong tuyến giáp (hay còn gọi là nốt tuyến giáp) hầu hết đều lành tính, chỉ khoảng 2-3 trong 20 trường hợp được chẩn đoán là ung thư. Tuy nhiên, nếu các nốt sần này sản sinh ra quá nhiều hoóc môn tuyến giáp sẽ dẫn tới chứng cường giáp, gây ra hiện tượng nhịp tim nhanh hoặc không đều, khó ngủ, hồi hộp...
3 loại ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp biệt hóa (gồm tế bào nhú, nang và Hürthle)
- Ung thư thể nhú (hay còn gọi là ung thư biểu mô nhú): 8/10 ca mắc ung thư tuyến giáp nằm trong nhóm này. Loại ung thư này phát triển rất chậm và chỉ nằm trong một thùy tuyến giáp nhưng có thể lan sang hạch bạch huyết ở cổ. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp thể nhú có thể điều trị thành công và ít gây tử vong.
- Ung thư thể nang (hay còn gọi là ung thư biêu mô nang): Là loại ung thư tuyến giáp phổ biến thứ 2, cứ 10 ca mắc bệnh thì có 1 trường hợp nằm trong nhóm này. Ung thư tuyến giáp thể nang có tỷ lệ mắc cao hơn ở các quốc gia kém phát triển, người dân không có chế độ ăn cung cấp đủ i-ốt. Loại bệnh này không lan sang hạch bạch huyết nhưng có thể lây sang các bộ phận khác như phổi, xương...
- Ung thư tế bào Hürthle (hay còn gọi là ung thư biểu mô tế bào oxyphil): Đây là loại ung thư khó phát hiện và điều trị, khoảng 3% tổng số lượng ca mắc ung thư tuyến giáp thuộc loại này.
Ung thư tuyến giáp dạng tủy
Ung thư tuyến giáp dạng tủy (MTC) chiếm 4% tổng ca mắc, phát triển từ tế bào C của tuyến giáp, thường tạo ra calcitonin, một loại hoóc môn kiểm soát lượng canxi trong máu. Đôi khi, ung thư tuyến giáp dạng tủy lan ra hạch bạch huyết và các bộ phận khác trước khi nốt tuyến giáp được phát hiện.
MTC rất khó tìm và điều trị, có thể chia thành hai loại:
- MTC đơn lẻ: Loại này 8 trên 10 ca mắc bệnh ung thư tuyến giáp dạng tủy, không có tính di truyền, chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi và chỉ ảnh hưởng tới một thùy.
- MTC gia đình: Tỷ lệ di truyền bệnh trong mỗi thế hệ là từ 20% đến 25%. Ung thư có thể phát triển từ khi còn nhỏ hoặc thời kỳ đầu tuổi trưởng thành và thường xảy ra ở cả hai thùy.
Ung thư tuyến giáp không biệt hóa
Đây là một dạng ung thư hiếm gặp, chỉ chiếm 2% trong tất cả các ca mắc ung thư tuyến giáp, được cho là phát triển từ ung thư thể nhú và thể nang. Loại ung thư tuyến giáp này được gọi là không biệt hóa bởi các tế bào gây bệnh trông không giống như các tế bào tuyến giáp thông thường.
Ung thư tuyến giáp không biệt hóa lây lan nhanh tới nhiều bộ phận trong cơ thể và rất khó điều trị.
Ung thư tuyến cận giáp
Tuyến giáp còn có 4 tuyến nhỏ gọi là tuyến cận giáp, giúp điều chỉnh mức canxi. Ung thư tuyến cận giáp rất hiếm gặp, chỉ được phát hiện khi lượng canxi trong máu quá cao, gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều, mất nước, mệt mỏi, buồn ngủ... Ung thư tuyến cận giáp được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ và khó chữa hơn ung thư tuyến giáp rất nhiều.
Dấu hiệu phát hiện ung thư tuyến giáp sớm
Ung thư tuyến giáp có các dấu hiệu sau đây:
- Xuất hiện khối u ở cơ, có thể phát triển nhanh chóng
- Sưng cổ
- Đau vùng phía trước cổ, đôi khi lan đến tai
- Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói
- Khó nuốt
- Khó thở
- Ho liên tục, kéo dài mà không phải do cảm lạnh
Phần lớn các khối u ở tuyến giáp đều lành tính nhưng không nên chủ quan trước dấu hiệu và tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, các biểu hiện trên cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh ung thư khác.
Ung thư tuyến giáp có thể phát hiện bằng các phương pháp: Xét nghiệm hình ảnh (siêu âm, quét phóng xạ, chụp X-quang vùng ngực, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp phát xạ positron), sinh thiết, xét nghiệm máu và soi thanh quản.
Nhật Lệ (Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ)
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi