Thứ sáu, 19/7/2013, 15:39 (GMT+7)

Mẹ mắc ung thư vú, con có thể bị?

Hơn chục năm trước, mẹ tôi bị ung thư vú và phải cắt bỏ một bên ngực. Tôi nghe nói đây là bệnh di truyền, con gái rất nhiều khả năng mắc bệnh giống mẹ.

Mặc dù từ khi phẫu thuật đến nay, mẹ tôi vẫn sống bình thường nhưng tôi lúc nào cũng nơm nớp mình sẽ bị ung thư vú. Không biết có cách nào để tránh không? (Bảo An)

breast-cancer-1374220718_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Blogs.independent.co.uk.

Trả lời

Chào bạn,

Đúng là bạn mằm trong nhóm có nguy cơ cao - những người có người thân trực hệ (như mẹ, dì...) bị ung thư vú. Tuy nhiên, không thể nói bạn sẽ mắc bệnh. Bạn chỉ là người bình thường có yếu tố nguy cơ. Bạn không nên quá lo lắng. Thay vì thế bạn có thể thực hiện một số việc dưới đây để có thể phát hiện sớm nếu mắc. Hiện nay, điều trị ung thư vú cho kết quả rất tốt nếu phát hiện ở giai đoạn sớm:

- Mỗi tháng tự khám vú. Cần chọn thời điểm phù hợp. Phụ nữ đã mãn kinh chọn một ngày cố định mỗi tháng. Chị em chưa mãn kinh nên chọn sau khi sạch kinh một tuần - vú sẽ mềm và ở trạng thái dễ phát hiện bất thường nhất.

Có hai yếu tố quan trọng trong việc tự khám là quan sát và sờ nắn vú. Bạn cần làm việc này trong phòng riêng ấm áp, kín đáo, đủ ánh sáng và có gương thì càng tốt. Bạn có thể thực hiện theo các bước như:

+ Cởi áo, đứng hoặc ngồi trước gương. Quan sát cẩn thận từng vú một để phát hiện những thay đổi về hình dáng, kích thước, màu sắc núm vú, khác biệt về mức giữa các núm, các đốm eczema, những chỗ hơi sần sùi trên da.

+ Chống hai tay bên sườn, di chuyển ngực ra trước, sau, quan sát sự di chuyển của hai bên vú, các vùng nhô ra, lõm vào nếu có.

+ Sờ nắn: Dùng 4 ngón tay ép xoáy trôn ốc từ trên xuống dưới, trước ra sau... cảm nhận có các u cục hay đám dày nào không. Sờ nắn vùng nách xem có hạch không.

+ Nằm: kê gối mỏng, nằm thả lỏng, sờ nắn kiểm tra tương tự. Cuối cùng, dùng tay nặn đầu núm vú xem có ra dịch bất thường gì không (ngoài thời kỳ cho con bú).

- Từ 35 đến 40 tuổi trở lên: Mỗi năm một lần nên chụp và khám chuyên khoa vú.

- Thực hiện xét nghiệm gene để xem có gene đột biến di truyền không, nếu có thì nguy cơ mắc bệnh là cực kỳ cao. Tuy nhiên, xét nghiệm này khá tốn kém và rất ít cơ sở thực hiện. Thực tế, chỉ với hai bước trên bạn đã có thể phát hiện sớm bệnh nếu lỡ mắc. 

Tiến sĩ Lê Hồng Quang 
Phó trưởng khoa Ngoại vú, Bệnh viện K

 
 
 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×