Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn
Bệnh nhân ung thư cần chế độ dinh dưỡng cân bằng, các món ăn có hương vị dễ chịu, không sử dụng quá nhiều gia vị để tránh cảm giác chán ăn.
Đặc điểm chung ở các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn muộn là chán ăn. Bệnh nhân thường thích thức ăn mềm và lỏng, muốn uống nhiều hơn ăn và hay bỏ bữa vì quá mệt mỏi. Những bệnh nhân khó nuốt, hay đau họng nên ăn đồ lỏng quánh hơn là dịch lỏng như nước. Vào những ngày thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, người bệnh thường không có cảm giác đói nhiều và có thể cần rất ít thức ăn.
Bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm. Trong thời gian này, việc ăn uống chủ yếu là vì sở thích hơn là để nhận được đủ chất dinh dưỡng. Bệnh nhân thường không thể ăn đủ lượng hoặc đủ bữa vì mệt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân phải tuân theo chế độ ăn đặc biệt. Ví dụ, bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá có thể cần dùng thức ăn mềm để không bị tắc ruột.
Người thân nên động viên bệnh nhân ăn đủ bữa, có thể chia làm nhiều bữa, mỗi bữa ăn lượng vừa đủ. Không nên ăn các món quá nhiều gia vị, quá ngọt, chua, cay hoặc mặn dễ gây buồn nôn. Tuyệt đối không ăn đồ ăn gây dị ứng. Nên đảm bảo đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, đường, chất béo có lợi, chất xơ trong các bữa ăn. Bữa tối không nên ăn quá no hoặc quá muộn, sau 20 giờ. Nếu bệnh nhân đói bụng có thể uống sữa, nước hoa quả nhạt, ít đường vào buổi tối.
Chăm sóc cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, người thân cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng bằng cách trả lời các câu hỏi sau?
Nhu cầu và nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình là gì?
Bữa ăn theo sở thích của bệnh nhân có ảnh hưởng đến quá trình điều trị hay không?
Khi cho bệnh nhân ăn theo sở thích liệu lợi ích mang lại có nhiều hơn nguy cơ và chi phí điều trị bệnh?
Nên ghi chép lại thực đơn, các món ăn mà bệnh nhân yêu cầu để hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn về thực đơn hợp lý dựa theo sở thích của bệnh nhân. Với những bệnh nhân quá yếu, bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng có thể khuyên dùng thêm các loại sữa, thực phẩm chức năng để phục hồi sức khỏe và hỗ trợ dinh dưỡng trong quá trình điều trị.
Với những không có khả năng ăn uống đầy đủ qua đường miệng, thường bị trào ngược, bác sĩ sẽ hỗ trợ bằng cách đặt ống xông dạ dày. Thức ăn dạng lỏng (cháo, sữa, chất dinh dưỡng dạng nước) sẽ được truyền qua ống xông giúp bệnh nhân tỉnh táo hơn, giảm buồn nôn và người chăm sóc bệnh nhân cũng cảm thấy thoải mái hơn.
Tuy nhiên, để đặt ống xông có thể phải tiểu phẫu, người chăm sóc cần cẩn thận khi cho bệnh nhân ăn vì ống xông dễ gây sặc, viêm phổi, tiêu chảy hoặc táo bón. Người chăm sóc cần được bác sĩ hướng dẫn để không làm bệnh nhân nhiễm trùng trong quá trình vệ sinh ống xông.
Nguyễn Lê (Theo Cancer.org)
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi