Dấu hiệu sớm của ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi thường phát triển trong các tế bào vảy trên bề mặt lưỡi, có thể gây ra khối u hoặc các thương tổn.
Căn bệnh này có thể phát triển ở hai khu vực khác nhau: Trước và sau lưỡi. Trong đó, loại ung thư ở phía sau còn được gọi là ung thư vòm họng.
Loại ung thư lưỡi phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy - những tế bào mỏng, phẳng có trên bề mặt da và lưỡi, trong niêm mạc của đường tiêu hóa, hô hấp, niêm mạc miệng, cổ họng, tuyến giáp và thanh quản.
Các dấu hiệu đáng chú ý nhất của ung thư lưỡi là xuất hiện các vết loét lâu ngày không khỏi và đau lưỡi. Ngoài ra, căn bệnh này còn có các triệu chứng như: Xuất hiện các mảng đỏ, trắng trên niêm mạc miệng hoặc lưỡi; loét miệng, lưỡi lâu lành; đau họng, lưỡi khi nuốt xuống; cảm giác có gì đó đọng lại trong cổ họng; đau lưỡi; khàn giọng; khó cử động hàm và lưỡi; đau cổ và tai; có u trong miệng; tê miện; chảy máu lưỡi không rõ lý do...
Cũng giống như các loại ung thư miệng khác, nhiều dấu hiệu ban đầu của ung thư lưỡi rất khó phát hiện, vì vậy, có thể người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào khi ung thư mới phát triển. Ngược lại, cũng có nhiều trường hợp có gặp các tình trạng trên nhưng không mắc ung thư, nó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về miệng khác.
Những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi như có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu quá mức, nên cảnh giác cao độ hơn với bất kỳ dấu hiệu sớm nào, đồng thời, sắp xếp các cuộc hẹn thường xuyên với bác sĩ hoặc nha sĩ có thể kiểm tra miệng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Các giai đoạn ung thư lưỡi
Các bác sĩ phân loại hầu hết các loại ung thư thành các giai đoạn theo mức độ hiện diện của ung thư và liệu nó có di căn sang các bộ phận khác của cơ thể hay không.
Hệ thống phân loại sử dụng chữ cái và số. Chữ T chỉ khối u và chữ N đề cập đến các hạch bạch huyết cổ. Các chữ cái này có một mức độ tương ứng từ 1 đến 4 hoặc 0 đến 3.
Trong đó, T1 là loại khối u nhỏ nhất, T4 là loại khối u lớn nhất. N0 là giai đoạn ung thư lưỡi không lan đến bất kỳ hạch bạch huyết cổ nào và N3 biểu hiện cho việc ung thư lưỡi đã lan đến một số lượng đáng kể các hạch bạch huyết.
Ngoài ra, ung thư lưỡi cũng có thể phân loại cách: Cấp thấp (Low grade), cấp vừa (Moderate), cấp cao (high grade) để biểu thị mức độ phát triển mạnh của ung thư và khả năng lây lan sang các bộ phận khác.
Nguyên nhân
Tương tự các bệnh ung thư khác, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh này nhưng có một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Hút thuốc, uống rượu quá mức. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao hơn người bình thường tới 15 lần.
- Có chế độ ăn không lành mạnh, ít rau củ, trái cây, nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ
- Nhiễm virus HPV
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc miệng
- Từng mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào vảy
- Nhai trầu, thói quen của nhiều người Đông Nam Á
- Tiếp xúc với các hóa chất đặc biệt như asbestos, sulfuric acid và formaldehyde
- Vệ sinh răng miệng kém hoặc có các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng như răng cưa dễ gây tổn thương, sử dụng răng giả không phù hợp...
Ngoài ra, đàn ông lớn tuổi là nhóm có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao, phổ biến nhất ở những người từ 50 tuổi trở lên.
Cách chẩn đoán
Các tốt nhất để xác định bản thân có mắc ung thư lưỡi hay không là hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Tại buổi khám, các bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua việc nắm bắt lịch sử y tế có liên quan, bao gồm cả lịch sử y tế gia đình, kiểm tra lưỡi và miệng, kiểm tra các hạch bạch huyết để xem có di căn hay không.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư lưỡi, họ sẽ thực hiện sinh thiết. Sau đó, nếu kết quả sinh thiết xác nhận ung thư, họ có thể đề nghị chụp CT hoặc MRI (cộng hưởng từ), để xác định ung thư có lan sang các bộ phận khác của cơ thể hay không.
Ung thư lưỡi có thể chữa trị được và quá trình điều trị sẽ hiệu quả hơn nếu bệnh được phát hiện sớm. Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với ung thư lưỡi là 78% trước khi di căn.
Nhật Lệ (Theo Medical News Today)
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi