Thứ ba, 26/5/2020, 12:00 (GMT+7)

Dấu hiệu nhận biết ung thư hậu môn

Các triệu chứng ung thư hậu môn có thể tương tự bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích (IBS) và nhiều bệnh về đường tiêu hóa.

Ung thư hậu môn là căn bệnh hiếm có nhưng khi đã xuất hiện, nó có thể lan sang các bộ phận khác. Bên cạnh đó, một số dạng lành tính cũng có thể chuyển sang ác tính sau một thời gian dài không được điều trị đúng. 

Nguyên nhân

Ung thư hậu môn là do sự phát triển của các tế bào bất thường trong cơ thể. Những tế bào này có thể phát triển không kiểm soát và tích tụ, tạo thành các khối u. Các tế bào ung thư phát triển có thể di căn, lan sang các bộ phận khác và can thiệp vào các chức năng sinh học.

Ung thư hậu môn là do sự phát triển của các tế bào bất thường trong cơ thể. Ảnh: WomenWorking

Ung thư hậu môn là do sự phát triển của các tế bào bất thường trong cơ thể. Ảnh: WomenWorking

Ung thư hậu môn được cho là do virus papillomavirus ở người (HPV) gây ra, một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Ngoài ra, có một nguyên nhân khác gây ra ung thư hậu môn là do bệnh ung thư khác trong cơ thể lan sang ống hậu môn. 

Các triệu chứng của ung thư hậu môn

Các triệu chứng ung thư hậu môn có thể tương tự như bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích (IBS) và nhiều bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh bao gồm các dấu hiệu sau:

- Thay đổi thói quen đại tiện

- Phân lỏng

- Chảy máu trực tràng

- Đau, nặng hoặc xuất hiện khối u gần hậu môn

- Có dịch chảy ra từ hậu môn hoặc ngứa

Nếu không chắc chắn nguyên nhân gây ra bất kỳ triệu chứng nào như trên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để chẩn đoán chính xác. 

Các yếu tố nguy cơ ung thư hậu môn

Chỉ có khoảng 0,2% tổng dân số người dân Mỹ có nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hậu môn tại một số thời điểm nhất định trong cuộc đời. Ung thư hậu môn có thể xảy ra ở bất kỳ người nào nhưng một số người có nguy cơ phát triển nó cao hơn do sở hữu các yếu tố sau đây:

Nhiễm trùng HPV: HPV là một nhóm virus lây truyền qua đường tình dục và tồn tại trong cơ thể sau khi bị nhiễm bệnh. HPV có mặt trong hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn và cũng là nguyên nhân hàng đầu của ung thư cổ tử cung trước khi xét nghiệm phết tế bào Pap định kỳ được phổ biến.

HPV có mặt trong hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn. 

HPV có mặt trong hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn. 

HIV: HIV khiến mọi người có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao hơn do nó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của người nhiễm. 

Hoạt động tình dục: Có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn. Ngoài ra, việc không sử dụng đồ bảo hộ như bao cao su, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này do tăng nguy cơ nhiễm vi rút HPV.

Hút thuốc: Những người hút thuốc có nhiều khả năng phát triển ung thư hậu môn, ngay cả khi họ bỏ hút thuốc.

Hệ thống miễn dịch yếu: Hệ thống miễn dịch yếu có thể khiến cơ thể không thể chống lại ung thư hậu môn. Nó phổ biến nhất ở những người nhiễm HIV và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc những người đã ghép tạng.

Người già: Theo Trung tâm Y  tế học thuật phi lợi nhuận (Mỹ) - Mayo Clinic,  hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn xảy ra ở những người trên 50 tuổi.

Chẩn đoán ung thư

Hiện, các nhà khoa học áp dụng các biện pháp sau để chẩn đoán ung thư hậu môn:

- Kiểm tra kỹ thuật số trực tràng có thể phát hiện một số trường hợp ung thư biểu mô hậu môn. Đây thường là một phần của một lộ trình kiểm tra tuyến tiền liệt cho nam giới. 

- Kiểm tra trực tràng bằng tay là phương pháp bác sĩ đưa một ngón tay vào hậu môn để cảm nhận khối u. Đây là phần khám phổ biến trong lộ trình kiểm tra vùng chậu ở cả hai giới.

- Xét nghiệm Pap cũng có thể được sử dụng để kiểm tra ung thư hậu môn. Thủ tục này tương tự như phết tế bào Pap truyền thống. Bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông lớn để thu thập các tế bào từ niêm mạc hậu môn, sau đó, nghiên cứu cho sự bất thường.

- Sinh thiết: Bác sĩ cũng có thể sinh thiết một bộ tế bào hoặc mô để kiểm tra ung thư hậu môn nếu phát hiện thấy bất thường.

Phương pháp điều trị

Hiện chưa có cách chữa trị ung thư hậu môn triệt để nhưng nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh này vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh sau nhiều năm. Tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn ung thư, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng một hoặc nhiều liệu pháp cùng lúc.

Hóa trị: Phương pháp này có thể sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Bệnh nhân thực hiện liệu pháp này bằng cách tiêm hoặc uống. Thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng không liên tục để kiểm soát các triệu chứng.

Phẫu thuật: Đây là phương pháp cắt bỏ khối u ở hậu môn cùng với một số mô khỏe mạnh xung quanh. Liệu pháp này là phổ biến nhất với những người bị ung thư ở phần dưới của hậu môn và đã bị lây lan sang quá nhiều bộ phận gần đó. Phẫu thuật thực hiện tốt nhất với các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu và khối u nhỏ.

Phẫu thuật Abdominoperineal (AP): Liệu pháp này được dành riêng cho những người không thể thích ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc ung thư giai đoạn muộn. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ mổ bụng để loại bỏ hậu môn, trực tràng hoặc các bộ phận của đại tràng sigma. Bởi vì phẫu thuật này sẽ loại bỏ toàn bộ phần dưới của đường tiêu hóa nên các bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một túi ostomy, kết nối đường tiêu hóa và da. Từ đó, các bệnh nhân phải đi ngoài ra một túi ostormy. 

Xạ trị: Đây là liệu pháp phổ biến với nhiều dạng ung thư, bao gồm cả ung thư hậu môn. Tia X và các bức xạ khác được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể và các mô khỏe mạnh xung quanh. Phương pháp này thường được kết hợp với các nhiều cách điều trị khác.

Không có cách nào đảm bảo ngăn ngừa ung thư hậu môn tuyệt đối nhưng có một số biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh như thực hành tình dục an toàn, bỏ thuốc, tiêm phòng HPV...

Nhật Lệ (Theo Healthline)

 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×