Thứ sáu, 28/7/2017, 13:57 (GMT+7)

Cô gái trẻ khỏi ung thư ruột dù bác sĩ tuyên bố vô phương cứu chữa

Stefanie Joho 24 tuổi (Mỹ) mắc ung thư ruột kết, bị bác sĩ từ chối điều trị và trả về nhà, song đã sống sót một cách kỳ diệu.

Cuối tháng 8/2014, bác sĩ lắc đầu tuyên bố căn bệnh ung thư ruột kết của Stefanie Joho vô phương cứu chữa. Họ đầu hàng và trả nữ bệnh nhân về nhà chờ chết. Bố mẹ và chị gái ôm chầm lấy cô. Nhiều giọt nước rơi làm ướt vai áo cô gái trẻ, và rồi Joho biết đó là những giọt nước mắt đau đớn của người cha. "Tôi như người đã chết, hoàn toàn mất phương hướng, sẵn sàng để nhắm mắt buông xuôi", Joho nhớ lại.

Chị gái của Joho thì không chấp nhận điều đó. Khi gia đình trở về căn hộ ở quận Flatiron, Jess mở laptop và bắt đầu tìm kiếm điều gì đó một cách điên cuồng. Một giờ sau, cô bước vào phòng của em gái và nói: "Chị em mình sẽ không bỏ cuộc. Hành trình này chưa kết thúc đâu".

kinh-nghiem-cua-co-gai-thoat-khoi-ung-thu-ruot-du-bac-si-bo-tay

Stefanie Joho. Ảnh: N.Y

Theo Washington Post, cuộc tìm kiếm của người chị đã đưa Joho đến với Đại học Johns Hopkins. Vài ngày sau đó, Joho nhận được điện thoại từ một nhà di truyền học ung thư, đồng thời dẫn đầu một nghiên cứu ở đó. "Hãy đến với chúng tôi nhanh nhất có thể. Chúng tôi đang có những thành công to lớn với những bệnh nhân như bạn", người này xưng tên là Luis Diaz nói.

Joho sau đó chấp nhận thử nghiệm liệu pháp miễn dịch ung thư của các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins. Chính cuộc thử nghiệm này đã giúp mở ra một hướng đi mới trong điều trị ung thư. Sự đột phá này được công bố mới đây bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ. Liệu pháp miễn dịch này giúp các bệnh nhân mắc một số loại ung thư không đáp ứng với hóa trị liệu.

Nhà di truyền học Bert Vogelstein nói: "Với những người bệnh đang đối mặt với án tử thì cách chữa trị này có thể giúp họ kéo dài sự sống trong một thời gian dài."

Tháng 8/2014, Joho bắt đầu đến Hopkins để truyền thuốc trị liệu miễn dịch. Ngay từ lần trị liệu đầu tiên, cô đau đớn tưởng chết đi sống lại. Thậm chí, cô dán miếng dán fentanyl trên cánh tay mỗi 48 giờ để giảm đau. Chỉ vài ngày sau, cơn đau đớn dữ dội ấy đã dịu dần. Rồi một cảm giác lạ lùng bỗng ập đến, cô cảm thấy cơn đói đã quay trở lại. Joho bật khóc.

Nhiều tháng trôi qua, khối u của cô co lại và cuối cùng biến mất. Joho ngừng điều trị hồi tháng 8 năm ngoái và hoàn toàn không có dấu hiệu bệnh tật.

Trước khi Joho bị ốm, ung thư đã tạo ra một nỗi đau dài cho gia đình cô. Mẹ của cô là Priscilla mắc hội chứng Lynch, một chứng rối loạn di truyền làm gia tăng nguy cơ ung thư. Năm 2003, bà bị ung thư ruột già, ung thư tử cung và ung thư biểu mô tế bào vẩy da.

Chị gái của Joho đã kiểm tra nguy cơ mắc hội chứng Lynch giống mẹ hay không, và Joho cũng lên kế hoạch tầm soát khi cô 25 tuổi. Thế nhưng 22 tuổi, chỉ vài tháng sau khi tốt nghiệp Đại học New York, cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi bất thường. Bác sĩ biết về hội chứng di truyền của người mẹ nên đã yêu cầu cô nội soi đại tràng. Sau khi chụp CT, bác sĩ phát hiện một khối u rất lớn trong ruột kết của cô. Chắc chắn cô ấy đã "thừa hưởng" hội chứng Lynch từ mẹ mình.

Cô đã trải qua cuộc phẫu thuật vào tháng 1/2013 tại Trung tâm Ung thư Fox Chase ở Philadelphia, nơi mẹ cô đã được điều trị. May mắn, ung thư dường như không lây lan, vì vậy cô có thể bỏ qua hóa trị liệu và tái khám ba tháng một lần.

Tháng 8 năm đó, Joho bắt đầu đau đớn không ngừng. Các xét nghiệm phát hiện khối u xâm lấn ở bụng. Một cuộc phẫu thuật can thiệp nữa lại diễn ra. Joho đã ổn, song ung thư không ngừng đeo bám. Một lần nữa, vào giữa năm 2014, bệnh ung thư lại tái phát.

Joho chuyển đến nhà cha mẹ ở ngoại ô Philadelphia. "Tôi muốn hít thở không khí trong lành vào lúc cuối đời. Nhưng chị gái tôi không cam chịu và chính chị đã tái sinh tôi thêm lần nữa", Joho nhớ lại.

Tại Hopkins, cô là người đầu tiên được thử nghiệm một loại thuốc có tên pembrolizumab. "Pembro" là một phần của loại thuốc mới gọi là chất ức chế trạm kiểm soát, giữ cho hệ thống miễn dịch tấn công các khối u.

Là một người sống sót dù mắc ung thư với hội chứng Lynch, Joho sẽ được theo dõi chặt chẽ. Nếu tái phát, cô sẽ được điều trị lại với liệu pháp miễn dịch. May mắn thoát chết, Joho cho rằng cô cần chia sẻ với mọi người những điều mà mình đã học được để đối mặt với bệnh ung thư.

Dưới đây là những chia sẻ của Joho, theo Scmp.

Chúng ta biết càng nhiều, cơ hội sống sót càng lớn

Joho nói rằng, khi bắt đầu điều trị ung thư, cô rất lo sợ trước những lời nói của bác sĩ và đã đưa ra vài quyết định sai lầm mà đến giờ nghĩ lại cô vẫn cảm thấy hối hận. Trước đó, Joho tới tất cả cuộc hẹn và đồng ý mọi điều mà bác sĩ nói. Khi khối u tái phát và các phương pháp điều trị đều thất bại, cô nhận ra rằng kiến thức và sự hiểu biết chính là cơ hội để cô sống sót. Cô tìm thông tin về bệnh trên Internet. Cô không chỉ trở thành một "chuyên gia" về bệnh ung thư ruột kết mà còn hiểu rõ về tình trạng chung bệnh ung thư ngày nay.

Joho không khuyến khích mọi người trở thành bác sĩ của chính mình nhưng cô khuyên mọi người nên trang bị kiến thức để trao đổi bệnh tình thẳng thắn với bác sĩ và chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đặt câu hỏi không phải là rắc rối

Có lẽ bạn cho rằng một "bệnh nhân tốt" là người không bao giờ đặt câu hỏi mà phải răm rắp nghe theo yêu cầu của bác sĩ. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Đừng ngại nói lên những điều bạn đang thắc mắc. Cuộc sống của bạn phụ thuộc vào điều đó.

Điều bạn cần làm là chuẩn bị các câu hỏi trước khi có lịch hẹn với bác sĩ. Nếu không thể nhớ được, bạn hãy ghi chúng ra. Hãy nhớ rằng bạn đang chiến đấu cho cuộc sống của bạn. Hãy lắng nghe cơ thể mình, nếu bạn cảm thấy có những triệu chứng khác thường, bác sĩ không nghiêm túc kiểm tra cho bạn, hãy tìm một bác sĩ khác.

Trở thành chuyên gia cho chính mình

Hiểu rõ quá trình thay đổi của bản thân sẽ giúp ích trong việc điều trị rất nhiều. Bên cạnh đó, bạn nên hỏi bác sĩ và hiểu rõ về các xét nghiệm mà bạn thực hiện.

Nói lại với bác sĩ về các tác dụng phụ xảy ra

Mỗi phương pháp điều trị lại có những tác dụng phụ khác nhau. Ví dụ, liệu pháp miễn dịch hoàn toàn khác với điều trị truyền thống. Liệu pháp miễn dịch giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân trong khi đó điều trị truyền thống lại tấn công vào các tế bào ung thư. Việc kiểm soát sớm các phản ứng phụ có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

Vì vậy, tốt nhất bạn hãy lắng nghe cơ thể mình và nói lại cho bác sĩ biết về bất kỳ thay đổi nào để có biện pháp điều trị, chăm sóc tốt nhất.

Các thử nghiệm lâm sàng không phải cách cuối cùng

Nhiều người có quan niệm rằng thử nghiệm lâm sàng là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác đều không hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế các thử nghiệm lâm sàng sẽ hỗ trợ trong việc tiếp cận phương pháp điều trị ung thư đặc hiệu nhất. Liệu pháp miễn dịch đang dần trở thành phương pháp điều trị ung thư hàng đầu, ngay cả khi được sử dụng trước khi phẫu thuật để ngăn ngừa tái phát.

Cô Joho nói rằng: "Bệnh nhân là đối tác của khoa học. Nếu không có bệnh nhân và sự sẵn lòng tham gia của bệnh nhân, các tiến bộ y tế sẽ không tồn tại. Tôi luôn cảm thấy tự hào khi tham gia vào các nghiên cứu, bởi nó sẽ giúp tiết kiệm được hàng nghìn cuộc sống khác".

Ung thư không chỉ là một căn bệnh về thể chất

Người mắc bệnh ung thư rất dễ chán nản, buông xuôi. Khi mắc bệnh, điều quan trọng là bạn cần kiểm soát cảm xúc và tinh thần của mình. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp, hỗ trợ từ các trung tâm khác. Hiện nay có rất nhiều trung tâm tham vấn và điều trị tâm lý, giúp bệnh nhân có tâm lý tốt hơn, có ý chí chiến đấu chống lại bệnh tật.

Hy vọng chính là lẽ sống

Joho nói: "Tôi tin vào hy vọng. Nó cứu cuộc sống của tôi. Khi bạn từ bỏ hy vọng thì cơ thể sẽ không còn lý do gì để tiếp tục chiến đấu chống lại bệnh tật". 

Tất nhiên, bác sĩ sẽ rất khó khăn khi phải nói sự thật với bệnh nhân của họ. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không thể tiếp thêm hy vọng sống cho bạn được nữa thì bạn hãy đi tìm hy vọng sống trong chính mình và từ những người thân.

Không ai có thể tự mình vượt qua bệnh tật

Ung thư không phải là một hành trình mà bạn có thể tự bước một mình. Người thân và các chuyên gia sẽ luôn bên bạn và làm thay đổi hành trình đó. Họ sẽ tiếp thêm sức mạnh khi bạn cảm thấy yếu đuối nhất.

Để chiến thắng số phận, bạn cần có người thân ở bên để chăm sóc và lắng nghe. Tuy nhiên, bạn cũng cần vượt qua được rào cản của mình để cởi mở nói về những thay đổi diễn ra trong cơ thể bạn. Cuộc sống thoải mái sẽ giúp bạn vững tâm chống chọi lại bệnh tật.

Xem thêm: Ung thư vú hình thành và di căn thế nào

Ung thư vú hình thành và di căn như thế nào?
 
 
* Chia sẻ câu chuyện chiến đấu với bệnh ung thư về suckhoe@vnexpress.net.
 
 
 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×