Chứng đau đầu ở bệnh nhân ung thư
Đau đầu nguyên phát và thứ phát đều là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư.
Chăm sóc giảm nhẹ hay hỗ trợ giúp giảm nhẹ triệu chứng phụ như đau đầu là một phần quan trọng trong điều trị ung thư.
Các triệu chứng đau đầu
Đau đầu có nhiều triệu chứng khác nhau. Người bệnh cần đánh giá cơn đau dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như thời điểm, tần suất, tác nhân, độ dài, điểm đau và cường độ. Bệnh nhân cần ghi nhớ thời điểm cơn đau bắt đầu để giúp xác định nguyên nhân, ví dụ cơn đau đầu cuối ngày thường là đau căng cơ.
Xác định tần suất cơn đau, nó xảy ra thường xuyên, lặp lại theo chu kỳ hằng ngày, hằng tuần hay thỉnh thoảng và độ dài của cơn đau đầu, kéo dài chỉ vài phút hay hàng giờ, thậm chí nhiều ngày. Một số trường hợp cơn đau đầu xuất hiện và biến mất nhanh, có những cơn đau kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Người bệnh cần chú ý đến tác nhân khởi phát cơn đau như nhiễm lạnh, ánh sáng chập chờn, tiếng ồn lớn hay những loại thực phẩm nhất định.
Đồng thời, lưu ý điểm cảm thấy đau trên đầu, bao gồm những vị trí phổ biến như phía trên mắt, vùng trước trán hay thái dương, phía sau cổ hay một bên nửa đầu. Cường độ của cơn đau đầu có thể dao động từ nhẹ đến dữ dội hay đau đến không thể cử động và nói được. Đôi khi cơn đau chỉ xuất hiện nhẹ nhưng dần trở nên đau nhiều hơn, có những bệnh nhân đã cảm thấy đau dữ dội ngay từ đầu.
Ngoài triệu chứng đau đầu, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, nhòe mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng hay tiếng động, sốt, khó đi lại hay nói chuyện và đau tăng dần khi hoạt động.
Bạn nên ghi chép lại những cơn đau đầu vào sổ nhật kí để theo dõi tất cả triệu chứng, điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị cơn đau đầu của bạn tốt hơn.
Nguyên nhân gây đau đầu
Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân. Cụ thể, một số loại ung thư có thể gây đau đầu như ung thư não và tủy sống, ung thư tuyến yên, ung thư họng trên (còn được gọi là ung thư mũi họng), ung thư di căn lên não và một số dạng u lympho (lymphoma).
Các căn bệnh nhiễm trùng cũng gây ra đau đầu ở người bệnh như viêm xoang và viêm màng não. Viêm xoang là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở vùng xoang, là khoang trống thông nhau trong vùng xương mặt xung quanh mũi. Viêm màng não xảy ra khi màng bảo vệ che phủ não bộ và tủy sống bị sưng phù.
Đồng thời, một vài thuốc hóa trị cũng có thể gây đau đầu như fluorouracil (5-FU, Adrucil), procarbazine (Matulane), thuốc xạ trị vùng não, các liệu pháp kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại ung thư. Các loại thuốc điều trị bệnh lý khác hoặc điều trị triệu chứng phụ của ung thư như kháng sinh điều trị nhiễm trùng, thuốc chống nôn phòng tránh hoặc điều trị chứng nôn, thuốc tim mạch cũng gây ra chứng đau đầu.
Ngoài ra, các triệu chứng phụ của điều trị ung thư hoặc các tình trạng bệnh khác như thiếu máu, suy giảm hồng cầu, tăng canxi trong máu, giảm tiểu cầu, mất nước quá nhiều do nôn hoặc tiêu chảy cũng có thể dẫn tới đau đầu. Chứng đau đầu còn có thể xảy ra do căng thẳng, mệt mỏi, lo âu hay khó ngủ.
Chẩn đoán đau đầu
Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng, bệnh sử, kiểm tra thể trạng, từ đó xác định loại đau đầu và nguyên nhân của nó. Do đó, bệnh nhân cần báo cho bác sĩ nếu cơn đau xảy ra thường xuyên, dữ dội, khiến bạn tỉnh dậy giữa đêm. khi cơn đau thay đổi tính chất, tần suất xuất hiện hoặc có biểu hiện triệu chứng mới.
Để giúp xác định nguyên nhân, bác sĩ có thể sẽ làm thêm một số xét nghiệm máu, chụp cắt lớp (CT) để thiết lập hình ảnh 3D các bộ phận, chụp cộng hưởng từ MRI não, kỹ thuật sử dụng từ trường để thiết lập hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể hoặc làm xét nghiệm khác tùy vào các đặc điểm và triệu chứng của cơn đau.
Thanh Di (Theo Cancer.net)
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục "Ung thư" từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện...
Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình như khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày.
Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, độc giả truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn. Nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi