Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư đại tràng
Người bệnh nên ăn những thực phẩm cung cấp protein, calo, chia nhỏ 5 - 6 bữa một ngày... để cơ thể nhận đầy đủ dưỡng chất.
Với những người chuẩn bị hoặc cần hồi phục sau điều trị ung thư, việc duy trì chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích dành cho bệnh nhân ung thư đại tràng.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng
Đại tràng đóng vai trò chính trong việc tiêu hóa thức ăn một cách hợp lý. Tuy nhiên, trong quá trình chống chọi với ung thư, cơ thể không nhận được chất dinh dưỡng, chất béo và protein cần thiết để duy trì hoạt động bình thường. Vì vậy, kế hoạch ăn uống của người bệnh cần bao gồm các loại thức ăn đáp ứng đầy đủ những chất này.
Ngoài ra, các phương pháp điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị gây ảnh hưởng lớn tới những bộ phận trên cơ thể vì không chỉ tiêu diệt tế bào u ác tính mà còn phá hủy cả mô khỏe mạnh. Ông Puja Mistry, một chuyên gia dinh dưỡng tại Texas cho biết nhìn chung, bệnh nhân ung thư không nhận được đầy đủ calo hoặc protein. Vì vậy, việc đáp ứng calo và protein tối thiểu là điều cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Bệnh nhân ung thư đại tràng cần thêm protein và chất xơ nhằm hỗ trợ giữ sạch ruột cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
Người bệnh nên chia nhỏ 5 - 6 bữa ăn mỗi ngày để tránh cảm giác buồn nôn và đầy hơi cũng như không bị bỏ sót bữa. Để giảm cảm giác nôn nao, bệnh nhân cũng có thể sử dụng đồ ăn và đồ uống không nóng hoặc mát cũng như tránh các phòng có mùi đồ ăn hoặc nhờ người khác chuẩn bị bữa ăn cho mình.
Chế độ ăn uống trong quá trình điều trị
Cơ thể có thể mất nhiều chất lỏng và điện giải trong quá trình điều trị ung thư. Điều này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi mà còn cản trở việc phục hồi. Trái cây và rau củ là thực phẩm tuyệt vời trong thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh vì chúng chứa các vitamin và chất chống oxi hóa quan trọng. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên sử dụng những loại thức ăn có vỏ, bao gồm các loại hạt, trái cây tươi và rau củ. Người bệnh nên ăn những loại thức ăn mềm và nước ép giữ hydrat, kết hợp ăn chất xơ, protein nếu không thấy ngon miệng hoặc khó nhai, nuốt. Bạn cũng có thể thêm cá tươi vào bữa ăn từ một đến ba lẫn mỗi tuần. Cá chứa đủ protein nạc và axit béo omega-3, rất cần thiết cho những người đang điều trị ung thư đại tràng.
Chuyên gia dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư Chelsey Wisotsky của Savor Health, gợi ý cách pha chế một ly sinh tố với thành phần gồm 1/2 ly sữa, một quả chuối, 1/2 chén bột yến mạch, 1/2 muỗng bơ đậu phộng rắc quế; trộn đều với nhau. Theo Wisotsky, món sinh tố này có nhiều chất xơ hòa tan, protein và chất béo vừa phải, đồng thời cung cấp calo cho cơ thể. Nếu người bệnh đang điều trị bằng hóa trị, cần tránh các thực phẩm lạnh, có thể hâm nóng hoặc trộn các nguyên liệu với sữa ấm.
Bên cạnh đó, chuyên gia dinh dưỡng Chelsey Wisotsky cũng lưu ý một số loại thực phẩm không nên sử dụng như:
- Những thức ăn, nước uống nhiều đường, các món tráng miệng có đường và kẹo.
- Thức ăn giàu chất béo bão hòa và chất béo dạng trans (acid béo xấu) như thịt lợn, thịt cừu, bơ...
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống có ga, soda và cafein. Rượu và thuốc lá cũng là những thứ nên từ bỏ.
"Việc cảm thấy 'nhạt mồm nhạt miệng' trong quá trình chữa trị ung thư là rất bình thường. Để cảm thấy ngon miệng hơn, bạn có thể thêm gia vị, thảo mộc hay nước xốt vào thức ăn nhưng tránh ăn đồ quá cay hoặc mặn. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc bổ sung kẽm sulfat để giúp thay đổi vị giác", chuyên gia Wisotsky khuyên.
Chế độ dinh dưỡng sau điều trị
Người bệnh cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống sau quá trình điều trị để không chỉ giúp cơ thể phục hồi, ngăn ngừa ung thư tái phát mà còn tránh mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường. Chuyên gia dinh dưỡng Chelsey Wisotsky khuyên mọi người nên tiếp tục chọn thực phẩm giàu chất béo tốt, thịt nạc và protein từ thực vật hay các sản phẩm sữa ít béo.
Chelsey Wisotsky gợi ý thêm hai món ăn đơn giản và nhẹ nhàng cho người bệnh:
- Sữa chua: với nguyên liệu gồm một hộp sữa chua Hy Lạp, bánh quy gừng bẻ vụn, 1/2 quả chuối thái lát. Trộn tất cả hỗn hợp với nhau.
- Bánh kếp giàu protein: một quả chuối nghiền nhuyễn, một quả trứng, 1/4 cốc sữa, 1/2 chén yến mạch. Trộn đều tất cả với nhau, sau đó làm một cái bánh lớn hoặc chia ra thành 2 - 3 cái cho vào lò nướng.
Vũ Chi (Theo Healthline)
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi