Thứ sáu, 26/6/2020, 14:43 (GMT+7)

Cách kiểm soát tác dụng phụ khi điều trị ung thư

Khi điều trị ung thư, tác dụng phụ là điều không thể tránh, tuy nhiên, nhóm chăm sóc sẽ có các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả. 

Khi điều trị ung thư, bệnh nhân thường gặp tình trạng sau:

- Mất kiểm soát, hy vọng. 

- Khó chịu, đau đớn, buồn nôn, và mệt mỏi. 

- Mất khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày như làm việc, hoàn thành việc nhà và tham dự các sự kiện xã hội.

- Thay đổi vẻ bề ngoài, như rụng tóc hoặc mang sẹo

- Xuất hiện các vấn đề về tình dục, khó thụ thai hay sinh con sau điều trị

- Cảm giác lo lắng về cách điều trị hoặc thủ thuật

Cải thiện thể trạng

Thạc sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành – Chuyên gia y tế công cộng Quỹ toàn cầu, cho biết, đừng ngại trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng hay dược sĩ về những tác dụng ngoại ý thường gặp của mỗi phương pháp điều trị. Thông thường, phần lớn các tác dụng ngoại ý có thể được dự đoán và phòng ngừa trước khi bắt đầu điều trị.

Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu về tác dụng phụ và cách kiểm soát chúng. 

Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu về tác dụng phụ và cách kiểm soát chúng. 

Đồng thời, bệnh nhân hoặc gia đình cần hỏi cách liên lạc với bác sĩ sau giờ hành chính và danh sách các triệu chứng cần được chăm sóc khẩn cấp.

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Người bệnh cần nhận thức được mục tiêu điều trị lâu dài là điều mang lại lợi ích cho sức khỏe bản thân. Các phương pháp điều trị hiện nay cũng ít gây ra tác dụng phụ và tiết kiệm thời gian hơn so với trước đây. Và các tác dụng ngoài ý muốn thường kiểm soát được bằng thuốc và đa số sẽ dần biến mất sau điều trị.

Bệnh nhân cũng nên tìm đến nhân viên xã hội về việc tham vấn hoặc giới thiệu đến những chuyên viên hỗ trợ cộng đồng để được giúp đỡ về mặt tâm lý. Theo đó, tham gia vào công việc chăm sóc của chính mình và bày tỏ suy nghĩ trong quá trình quyết định điều trị.

Gia nhập cộng đồng người đồng cảnh sẽ giúp bệnh nhân ung thư không còn cảm thấy cô đơn. 

Gia nhập cộng đồng người đồng cảnh sẽ giúp bệnh nhân ung thư không còn cảm thấy cô đơn. 

Bên cạnh đó, để giải tỏa tâm lý, người bệnh nên trò chuyện với người thân về các mong đợi và lo lắng của bạn. Sự hỗ trợ của họ có thể giúp bệnh nhân bớt lo lắng khi trải qua các tác dụng ngoại ý.

Ngoài ra, việc tìm những người từng điều trị cùng phương pháp trên nhóm hỗ trợ từ cộng đồng hoặc trên mạng là một hoạt động nâng cao tinh thần hiệu quả. Những trao đổi của học sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy không cô độc. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân đều có tác dụng phụ khác nhau. 

Người bệnh cũng có thể thử các biện pháp thư giãn như hít thở sâu, nghe nhạc, yoga và thiền. Khi bớt lo lắng, bệnh nhân có thể tập trung tốt và đưa ra quyết định kĩ lưỡng hơn.

(Nguồn: GoldHealth)

 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×