Thứ tư, 24/6/2020, 14:30 (GMT+7)

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, sử dụng liệu pháp iốt phóng xạ sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ ở cả nam và nữ giới. Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác, khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Theo khoa Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Singapore tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, gồm hai thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào tuyến bắt đầu nhân lên không kiểm soát. "Nguyên nhân và triệu chứng của ung thư tuyến giáp là gì?", "Ai có nguy cơ và nó được điều trị như thế nào?" là câu hỏi của nhiều người. 

Bác sĩ Constance Teo, Chuyên gia tư vấn Khoa Tai mũi họng (ENT), Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH), thành viên của nhóm SingHealth, cho biết phần lớn các trường hợp, nguyên nhân chính xác của ung thư tuyến giáp vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một người có khả năng mắc căn bệnh quái ác này nếu tiếp xúc với phóng xạ hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh. Ung thư tuyến giáp cũng xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và có thể xảy ra từ trước tuổi thiếu niên.

Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường thấy khó nuốt, khàn giọng...

Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường thấy khó nuốt, khàn giọng, đau ở cổ và cổ họng... Ảnh: HealthXchange

Bác sĩ Constance Teo cho biết việc điều trị ung thư phụ thuộc vào loại và giai đoạn cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Ung thư tuyến giáp chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật có thể bao gồm:

- Loại bỏ tất cả tuyến giáp (cắt tuyến giáp): Các bác sĩ thường khuyên nên cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Điều này được thực hiện thông qua một vết mổ ở phía trước cổ. Trong trường hợp phù hợp, tuyến giáp có thể được loại bỏ bằng một loại robot tiên tiến với vết sẹo ẩn sau tai hoặc hố cánh tay.

Loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ: Trong quá trình cắt bỏ tuyến giáp, bác sĩ phẫu thuật cũng có thể loại bỏ các hạch bạch huyết lan rộng để kiểm tra các tế bào ung thư.

Cắt bỏ một phần của tuyến giáp (cắt thùy tuyến giáp): Nếu ung thư tuyến giáp rất nhỏ, bác sĩ phẫu thuật có thể chọn chỉ cắt bỏ một bên (thùy) của tuyến giáp.

Bên cạnh đó, bác sĩ còn sử dụng một số phương pháp khác như:

Liệu pháp iốt phóng xạ: Mục đích của việc sử dụng phương pháp điều trị bằng iod phóng xạ sau phẫu thuật là làm giảm khả năng ung thư có thể tái phát trở lại. Liệu pháp này liên quan tới dược liệu phóng xạ I-131. Thuốc I-131 có dạng chất lỏng hoặc viên nang nên hầu hết phần phóng xạ của thuốc sẽ được thải ra khỏi cơ thể trong vòng một tuần.

- Xạ trị: Xạ trị sử dụng các tia nhắm mục tiêu để tiêu diệt những tế bào ung thư, thực hiện vài phút mỗi lần, 5 ngày một tuần và kéo dài trong 5 tuần. Phương pháp điều trị này được lựa chọn khi bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật hoặc việc điều trị bằng iốt phóng xạ không hiệu quả. Xạ trị cũng được sử dụng để làm chậm quá trịnh phát triển của tế bào u ác tính đã di căn đến xương.

- Hóa trị: Thuốc hóa trị ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia thông qua đường tiêm. Có nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau nhắm vào các loại tế bào ung thư cụ thể, bác sĩ sẽ giúp người bệnh quyết định loại thuốc nào phù hợp.

- Liệu pháp nhắm mục tiêu: Hay còn gọi là điều trị trúng đích là phương pháp điều trị nhắm vào các gen, protein hoặc các mô cụ thể góp phần vào sự phát triển và sinh tồn của ung thư. Đây là loại điều trị ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư, giúp hạn chế tổn thương cho các tế bào bình thường. Các loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu được điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm vandetanib (Capreba), cabozantinib (COMETRIQ) và sorafenib (Nexavar).

Người bệnh cần đi khám khi

Người bệnh cần đi khám khi sở thấy hạch ở cổ. Ảnh: HealthXchange

Bác sĩ Constance Teo còn liệt kê ra các loại ung thư tuyến giáp gồm:

Ung thư tuyến giáp dạng nhú: Đây là loại phổ biến nhất, có xu hướng phát triển chậm nhưng thường lan đến các hạch bạch huyết ở cổ. 90% người bệnh ở các nhóm tuổi có khả năng sống sót sau 10 năm khi mắc căn bệnh ung thư này nếu được phát hiện kịp thời.

Ung thư biểu mô nang tuyến giáp: Loại ung thư này thường xuất hiện ở bệnh nhân có độ tuổi lớn hơn so với ung thư tuyến giáp dạng nhú. Nó có nhiều khả năng lây lan qua máu đến các vị trí xa gồm phổi, gan và xương. Khả năng sống sót của người bệnh sẽ kém hơn so với mắc ung thư tuyến giáp dạng nhú

Ung thư tuyến giáp dạng nhú và ung thư biểu mô nang tuyến giáp ở cùng một nhóm, được gọi là ung thư tuyến giáp biệt hóa. Người mắc nhóm ung thư tuyến giáp này có khả năng sống sót cao nếu được điều trị sớm.

Ung thư tuyến giáp thể tủy: Ung thư tuyến gáp thể tủy rất hiếm, chiếm khoảng 3% tổng số ca ung thư tuyến giáp. Không giống như ung thư tuyến giáp nhú và nang, phát sinh từ các tế bào sản xuất hormone tuyến giáp, loại ung thư này thường phát sinh từ các tế bào sản xuất calcitonin, một loại hormone điều chỉnh quá trình chuyển hóa canxi. 

Ung thư tuyến giáp Anaplastic: là dạng hiếm và khó điều trị. Ngoài ra còn có các loại ung thư giáp hiếm gặp khác: sarcoma, lymphoma...

Các triệu chứng có thể xuất hiện không đáng kể trong giai đoạn đầu. Nhưng khi ung thư phát triển, người bệnh sẽ thấy:

- Một khối ở phía trước cổ ngay bên cạnh khí quản.
- Thay đổi giọng nói (khàn giọng).
- Khó nuốt hoặc khó thở. 
- Đau ở cổ và cổ họng. 
- Ở giai đoạn muộn hơn, có thể sờ thấy hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương trong di căn xương...

Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải là ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên khi có những triệu chứng này, mọi người nên tới thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa.

Các tế bào ung thư tuyến giáp thường tái phát lại sau 15 đến 20 năm sau quá trình điều trị. Tuy nhiên, những trường hợp tái phát không thực sự phổ biến. Vì vậy, bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng của bản thân.

Vũ Chi 

 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×