Thứ bảy, 11/4/2020, 12:00 (GMT+7)

Bệnh nhân ung thư não kể cách thích nghi với Covid-19

Bệnh nhân ung thư Jeremy Pivor có bài phát biểu ấn tượng về cách mình đối mặt với Covid-19 tại Hội thảo  ng thư dành cho thanh niên năm 2019.

Johnson Photography

Jeremy Pivor phát biểu tại Hội thảo Ung thư dành cho thanh niên năm 2019. Ảnh: Johnson Photography

Tôi đã sống với căn bệnh ung thư não từ năm 12 tuổi. Khối u mang đến cho tôi quãng thời gian dài bị cách ly, mông lung và sợ hãi - những điều mà toàn nhân loại cũng đang phải đối mặt vì nCoV.   

Tôi bắt đầu điều trị vào năm 2004, thực hiện hóa, xạ trị khi căn bệnh tái phát năm 2014 và lần phẫu thuật gần nhất là vào 2018, sau đó tiếp tục xạ trị, điều trị thử nghiệm. Vì quá trình điều trị dai dẳng như vậy, tôi phải tạm dừng cuộc sống thường nhật nhiều lần, cách ly, chỉ ở trong nhà và không gặp gỡ bạn bè... Đây cũng là việc chúng ta phải làm ngay bây giờ và có thể kéo dài trong vài tháng tới.

Tôi từng căng thẳng vì sự lây lan quá nhanh của nCoV có thể khiến quá trình điều trị phức tạp của tôi gặp trở ngại. 17 tháng trước, tôi đã trải qua liệu pháp miễn dịch thử nghiệm cho lần tái phát bệnh thứ hai với tần suất 3 tuần một lần. Và nếu bị phơi nhiễm, tôi sẽ phải đối mặt với việc trì hoãn điều trị. Điều này đè nặng tâm lý tôi, sự mông lung tiếp tục bao trùm, tôi tự hỏi liệu pháp này có thể kìm hãm sự phát triển của khối u, giúp tôi khỏe mạnh sau quãng thời gian dài chịu đựng căn bệnh hay không.   

Điều tệ hơn nữa là tôi không biết nCoV có làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của tôi hay không và liệu liệu pháp này có khiến hệ miễn dịch của tôi phản ứng thái quá với tình trạng nhiễm trùng do nCoV gây ra.   

Tất cả những khả năng này đều rất đáng sợ.

Tôi mới 28 tuổi, vừa tốt nghiệp Chương trình Y tế chung, ĐH California tại Berkely. Ngay khi dịch bắt đầu bùng phát, tôi di chuyển tới Massachusetts bằng máy bay vào 9/3 để thăm gia đình trong khi tìm việc làm. Bác sĩ và tôi biết rằng việc tôi quay trở lại Vùng Vịnh không an toàn và tôi sẽ phải cách ly bố mẹ nhưng có một điều may mắn là công ty bảo hiểm cho phép tôi tiếp tục điều trị tại Boston, Massachusetts.

Khi tôi bắt đầu tự cách ly, tôi nhận ra bản thân cần ghi nhớ một trong những bài học quý giá nhất tôi đã học được từ căn bệnh của mình: Yêu cầu giúp đỡ.

Việc này không chỉ áp dụng cho những nhu cầu cơ bản mà còn khi bạn cảm thấy cô đơn.

Trước đây, khi trải qua quá trình điều trị thử nghiệm, tôi phải chấp nhận sự thật bản thân không thể thực hiện các hoạt động, thói quen bình thường hàng ngày. Việc này càng kéo dài, tôi càng cảm thấy bị cô lập và chìm dần vào trầm cảm. Tôi cảm thấy bản thân đang rơi xuống một hố đen mà tôi không thể thoát ra.

Khi tôi nhận ra điều này, tôi đã tìm đến các thành viên trong gia đình, bạn bè thân thiết và may mắn gặp được bác sĩ trị liệu. Cởi mở, bày tỏ cảm xúc là liều thuốc giúp tôi vượt qua trầm cảm.

Thời điểm này, tôi lo lắng tình trạng trầm cảm sẽ ập đến một lần nữa với tôi và những người cần tự cách ly khác nhưng ngay cả khi không thể trực tiếp gặp mặt những người từng giúp tôi trong quá khứ, tôi vẫn sử dụng ‘bài học’ này. Tôi khuyến khích mọi người làm như vậy, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ bởi luôn có người thực sự muốn hỗ trợ bạn, nhất là trong giai đoạn này.

Mỗi ngày tôi đều nuôi dưỡng tâm hồn mình. Khi chưa bùng phát dịch bệnh, thời điểm tôi mệt mỏi vì căn bệnh ung thư não, tôi cùng bạn bè đến nhà hàng, sự kiện, xem phim, quét dọn hay ngồi thư giãn ngoài sân... Với tình hình hiện nay, thay vì những hoạt động trên, tôi gọi video Facetime cho bạn bè, chúng ta cần kết nối với nhau để thay đổi cục diện. Ngoài ra, tôi còn tập thể dục, dù chỉ đơn giản là đi bộ hay căng cơ, cũng rất hữu ích cho sức khỏe tinh thần để vượt qua đại dịch này.

Tôi phải chụp cộng hưởng từ (MRI) 9 tuần một lần để kiểm tra tốc độ phát triển khối u. Hiện tại, tôi tận hưởng nó như những sinh hoạt thường nhật bởi tôi học được cách chấp nhận sự thật bản thân không thể kiểm soát kết quả.

Điều tôi có thể làm không phải lo lắng mà là quản lý giấc ngủ, dinh dưỡng và hoạt động thể chất.

Tương tự, khi đối phó với đại dịch covid-19, thay vì hoang mang, tôi thực hiện nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh cơ bản như rửa tay trong 20 giây, không chạm tay vào mặt... Tôi làm tất cả những việc mình có thể làm để ngăn ngừa phơi nhiễm nCoV.   

Điều khó khăn nhất trong quá trình điều trị ung thư não của tôi là cảm giác hoang mang, tôi không biết mình còn sống được bao lâu, khối u có tiếp tục phát triển hay không, liệu pháp điều trị hoạt động như thế nào, bảo hiểm hỗ trợ tôi ra sao và bản thân có thể chi trả viện phí?

Tôi phải đối phó với điều này ngay từ ngày đầu tiên được chẩn đoán với vô vàn câu "Giả sử" xuất hiện trong đầu. Và tôi đã thấy điều này trong cộng đồng khi đại dịch Covid-19 bùng phát, mọi người không ngừng hoang mang: Đại dịch này sẽ kéo dài bao lâu? Liệu mình có bị mắc? Nếu tôi phơi nhiễm, tôi sẽ bị nặng đến mức nào? Tôi có lây bệnh cho người khác hay không? Chúng ta mắc kẹt trong nhà bao lâu?...   

Tôi muốn nói với mọi người về bài học trong 16 năm chiến đấu với ung thư của tôi: Cuộc sống không phải quả cầu pha lê pháp thuật. Hành động "nhìn chằm chằm vào quả pha lê" để dự đoán kết quả chỉ khiến chúng ta mệt mỏi hơn, hãy tận hưởng cuộc sống từng ngày, không còn những câu "Giả sử’" vô ích.

Nhật Lệ (Theo The Washington Post)

 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×