Bà mẹ hai con mắc ung thư tuyến tụy hiếm gặp
Briony Maltman (27 tuổi, Anh) nằm trong 0,13% tổng các ca ung thư tuyến tụy ở người từ 25 đến 29 tuổi.
Briony Maltman được chẩn đoán mắc căn bệnh quái ác này vào cuối năm 2018 và cô đã khỏi bệnh sau một năm chiến đấu với ung thư. Thời điểm phát hiện bệnh, các bác sĩ đã nói với cô cách duy nhất để cô sống sót và nhìn hai đứa con hiện tại là phá thai, bắt đầu điều trị ngay lập tức. Sau một thời gian đấu tranh tâm lý, cô quyết định nghe theo bác sĩ. "Nếu tôi không làm vậy mà cố chấp sinh em bé ra, 3 đứa trẻ sẽ lớn lên mà không có mẹ" - Briony Maltman chia sẻ.
Cô phải thực hiện phẫu thuật Whipple (phẫu thuật khối tá tụy) kéo dài 8 tiếng để cắt bỏ đầu tụy, một phần của ống mật, một phần dạ dày, túi mật và tá tràng. Và trong tháng Nhận thức về ung thư tuyến tụy (tháng 11), Briony đã mạnh mẽ chia sẻ câu chuyện của mình, cô tâm sự: "Dù đã điều trị ung thư tuyến tụy nhưng đôi khi tôi tự hỏi mình đã vượt qua nó như thế nào nên tôi muốn làm điều gì đó để cảnh báo mọi người về căn bệnh này".
Briony lần đầu tiên nghi ngờ sức khỏe bản thân không ổn khi xuất hiện các cơn choáng váng bất chợt nhưng bác sĩ chỉ cho rằng đó là hiện tượng chóng mặt thông thường. Tuy nhiên, đến 5/2014, khi 22 tuổi, cô bất ngờ ngã quỵ trong chuyến nghỉ dưỡng với gia đình ở Devon, Anh. Các nhân viên đã đưa cô tới bệnh viện địa phương khi tìm thấy cô ngất ở khu vui chơi giải trí trong nhà. Khi tỉnh lại, Briony không hề nhớ gì về những chuyện xảy ra trước đó. Các bác sĩ tại đây không tìm ra dấu hiệu bất thường và suốt 4 năm sau đó, cô liên tục nhận được câu trả lờido ăn chay hoặc không xác định được nguyên nhân dẫn tới triệu chứng này. Chỉ duy nhất một cuộc thăm khám với các bước xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT đầu, kết quả cho thấy nồng độ hemoglobin (huyết sắc tố) của cô thấp hơn nhiều so với bình thường. Trong suốt 4 năm đó, Briony đã truyền máu 14 lần và truyền sắt 11 lần. Briony cho biết cô cứ ngất đi nhiều lần nhưng không ai biết điều gì xảy ra, thậm chí, cô phải dạy cô gái - bé Summer - cách sử dụng điện thoại để cầu cứu mỗi khi mẹ ngất đi mà không có người lớn bên cạnh.
Mọi thứ có vẻ tích cực hơn khi Briony có đứa con thứ 2, Archie, năm 2017 do được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai nhưng chỉ sau khi sinh vài tuần, cô lại gặp phải triệu chứng đau bụng dữ dội. Lần này, các bác sĩ chẩn đoán một phần nhau thai vẫn còn trong bụng mẹ và kê đơn thuốc kháng sinh. Thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ nhưng những cơn đau vẫn diễn ra, thậm chí, bà mẹ 2 con còn cảm nhận được có gì đó trong bụng khi ngồi xuống và xuất huyết khi đi vệ sinh.
Vào cuối năm 2018, Briony mang thai lần nữa và được đưa tới bệnh viện Churchill, Oxford để nội soi khi triệu chứng ngất xỉu quay lại. Sau 4 năm ròng rã, cuối cùng Briony cũng nhận được câu trả lời mình cần nhưng cũng là lúc ác mộng ập tới, cô được hẹn quay trở lại trung tâm ung thư và huyết học của Churchill để sinh thiết và sau nhiều lần nghiên cứu, kết quả cho thấy Briony mắc căn bệnh ung thư tuyến tụy hiếm gặp. Chẩn đoán chính thức của Briony là có một khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) kích thước 4cm và nằm trên tá tràng của cô. Briony kể lại: "Khi nhận thông báo, nỗi sợ lớn nhất trong tôi là những đứa trẻ sẽ bị bỏ lại và Archie sẽ không nhớ tôi vì nó còn quá bé".
Các bác sĩ giải thích rằng, các kiểm tra ban đầu không thể tìm ra nguyên nhân căn bệnh bởi có áp xe nằm ngay trên khối u, gây cản trở quá trình sinh thiết. Thêm vào đó, áp xe này còn chảy máu nên dẫn tới tình trạng Briony phải truyền máu liên tục trong 4 năm qua.
Briony rất biết ơn vì có thể sống sót sau cuộc phẫu thuật Whipple và trong vài tuần tiếp theo, kết quả quét hình ảnh cho thấy cô hoàn toàn khỏi bệnh nên cô hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp đỡ được nhiều người. Cô ấy nói: "Ung thư tuyến tụy rất khó phát hiện bởi nó gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và bạn là người hiểu cơ thể mình nhất nên khi phát hiện cơ thể bất thường, hãy kiên trì tới gặp bác sĩ, đừng bỏ qua bất kỳ hiện tượng nào".
Nhật Lệ (Theo The Sun)
U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) là một loại sarcoma mô mềm, căn bệnh ác tính và hiếm gặp, phát triển trong đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa là ống rỗng chạy từ thực quản tới hậu môn. Thông thường GIST xuất hiện ở ruột non và dạ dày nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ đâu dọc theo đường tiêu hóa. Phương pháp chính để loại bỏ GIST là phẫu thuật. Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc và kích thước của khối u và một số hiện tượng thường gặp nhất là: đau bụng, đi ngoài hoặc nôn ra máu, thiếu máu (mức độ hồng cầu thấp), xuất hiện khối u không đau ở bụng, mệt mỏi, sốt cao, đổ mồ hôi ban đêm và giảm cân đột ngột. |
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi