5 yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư da
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, tuổi cao, sức đề kháng kém... là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư da.
Theo trang WebMD, ung thư da phổ biến ở Mỹ, có tỷ lệ chữa khỏi cao nếu phát hiện sớm. Bệnh bao gồm ung thư hắc tố, ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy.
Dấu hiệu phổ biến là sự thay đổi trên da, điển hình là nốt ruồi, tổn thương da, thay đổi ở nốt ruồi hiện có.
Ung thư biểu mô tế bào đáy có thể xuất hiện dưới dạng một vết sưng nhỏ, mịn, sáp trên tai và cổ mặt; hoặc da có màu hồng, đỏ, nâu trên thân, cánh tay, chân. Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xuất hiện dưới dạng một nốt sần cứng, đỏ, có vảy phẳng, chảy máu. Khối u ác tính thường xuất hiện dưới dạng một mảng sắc tố hoặc vết sưng giống như nốt ruồi.
Dưới đây là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư da:
Tiếp xúc với ánh nắng
Hầu hết các bệnh ung thư da là do tiếp xúc với tia cực tím (UV). Nếu bạn có tiền sử bị cháy nắng, sống ở nơi có khí hậu ấm áp, hoặc độ cao lớn, tiếp xúc với lượng bức xạ tia cực tím cao hơn từ mặt trời, điều khiến tỷ lệ khối u ác tính tăng lên.
Loại da
Những người có làn da nhợt nhạ, có xu hướng đỏ, tàn nhang có nguy cơ mắc ung thư cao.
Người có làn da sẫm màu hoặc đen có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) và ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) thấp. Điều này là do sắc tố trong da gọi là melanin, giúp bảo vệ da.
Tuổi tác
Người lớn từ 50 tuổi trở lên có khả năng mắc bệnh cao.
Người có nhiều nốt ruồi
Theo phòng khám Cleveland ở Mỹ, người có tiền sử bị cháy nắng nghiêm trọng, nhiều nốt ruồi lớn, hình dạng không đều là những yếu tố nguy cơ của khối u ác tính.
Sức khỏe yếu
Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ phát triển ung thư da, bao gồm người bị nhiễm HIV/AIDS, đối tượng dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi ghép tạng
Hầu hết các loại ung thư da được điều trị bằng cách: Phẫu thuật, đốt bằng kim đốt điện để tiêu diệt tế bào ung thư da. Bác sĩ kê các chế phẩm tại chỗ như imiquimod (Aldara, Zyclara) và 5-fluorouracil (Carac, Efudex). Bạn sử dụng các loại kem trong vài tuần để loại bỏ keratosis tím và ung thư biểu mô tế bào đáy bề mặt.
Nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị xâm lấn, bao gồm hóa trị hoặc phẫu thuật.
Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư da bằng mẹo: Sử dụng kem chống nắng ít nhất 30 SPF mỗi ngày, nếu đổ mồ hôi nhiều hoặc bơi lội, bôi lại kem chống nắng sau 2 giờ, tránh nắng mặt trời giữa giờ cao điểm, từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, hãy đeo kính râm, mũ, quần áo nhẹ để che phủ làn da, kiểm tra da thường xuyên...
Ngọc Thi
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi