5 lưu ý về bệnh ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi có dấu hiệu bệnh, nguyên nhân, cách chuẩn đoán, điều trị và phòng ngừa khác biệt.
Dấu hiệu bệnh
Ung thư lưỡi là ung thư phát triển ở phần phía trước của lưỡi, trong khi nếu ung thư phát triển ở phần phía sau lưỡi (gốc lưỡi) là ung thư miệng hầu.
Loại ung thư lưỡi phổ biến nhất là loại ung thư tế bào biểu mô vảy. Tế bào biểu mô vảy mỏng, dẹt nằm trên bề mặt của da và lưỡi, ở lớp niêm mạc của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp, và ở niêm mạc miệng, họng.
Các triệu chứng của ung thư lưỡi là: Lưỡi rất đau, nhiều vết loét, đau hàm hoặc họng, đau khi nuốt, cảm giác vướng mắc ở họng, lưỡi hoặc hàm bị cứng, nhai hoặc nuốt đồ ăn khó khăn.
Ngoài ra, người bị ung thư lưỡi có thể thấy các mảng đỏ hoặc trắng ở niêm mạc miệng hoặc lưỡi, mất cảm giác một khu vực trong miệng, chảy máu lưỡi không có lí do, những khối bất thường trên lưỡi không tự biến mất.
Các triệu chứng của ung thư lưỡi cũng tương tự như các triệu chứng của ung thư vùng miệng khác. Ở giai đoạn sớm chúng có thể không có triệu chứng. Nếu các triệu chứng trên xuất hiện cũng chưa chắc chắn bạn đã bị ung thư lưỡi, hoặc có bị ung thư nhưng là một loại ung thư vùng miệng khác.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ung thư lưỡi hiện vẫn chưa được nghiên cứu rõ. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ có thể khiến nguy cơ mắc ung thư tăng lên như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, chế độ ăn không cân bằng (ít hoa quả, rau xanh, nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến), nhiễm virus gây u nhú ở người (human papillomavirus - HPV), tiền sử gia đình có người bị ung thư lưỡi hoặc vùng miệng.
Những bệnh nhân đã từng bị ung thư trước đây, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô vảy ở vị trí khác có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao hơn.
Nam giới từ 50 tuổi trở lên là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất. Những người vừa hút thuốc lá vừa nghiện rượu đối mặt nguy cơ cao hơn 15 lần so với những người khác.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay nhai trầu, phơi nhiễm với một số chất như amiăng, acid sulfuric, và formaldehyde. Việc vệ sinh răng miệng kém hoặc dùng răng giả kích thước không phù hợp gây tổn thương lâu dài cũng là nguyên nhân gây ung thư lưỡi.
Chẩn đoán bệnh
Những người nghi ngờ mình có thể mắc ung thư lưỡi nên đi khám càng sớm càng tốt. Để xác định, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bản thân, tiền sử gia đình, thăm khám vùng miệng và lưỡi, thăm khám các hạch, và nếu cần có thể chỉ định tiến hành sinh thiết. Nếu kết quả sinh thiết xác nhận có ung thư, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để xem ung thư đã di căn hay chưa.
Ung thư lưỡi có thể điều trị được và tiên lượng sẽ tốt hơn đối với những người được phát hiện sớm. Những người chưa có di căn sẽ có tỉ lệ sống sót cao hơn. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm là 78% khi chưa có di căn, và 36% khi đã di căn.
Cách phòng ngừa
Không có cách nào ngăn ngừa hoàn toàn ung thư lưỡi phát triển. Tuy nhiên nếu phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu nào, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Phát hiện càng sớm, điều trị càng sớm, kết quả mang lại càng cao, tiên lượng càng tốt.
Để giảm thiểu nguy cơ mắcung thư lưỡi, có thể thay đổi một số hành vi lối sống như: bỏ hút thuốc lá, tránh nhai trầu, bỏ hoàn toàn, hoặc hạn chế lượng rượu uống vào, chế độ ăn cân bằng, lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả, vệ sinh răng miệng tốt, tiêm phòng HPV, sử dụng màng chắn khi quan hệ tình dục bằng miệng.
Cách điều trị
Thông thường bệnh nhân mắc ung thư lưỡi cần trải qua phẫu thuật để loại bỏ phần mô ung thư. Trường hợp không phức tạp, khối u nhỏ, bệnh nhân có thể chỉ cần một lần phẫu thuật. Nếu có khối u lớn, hoặc di căn rộng, ca phẫu thuật sẽ phức tạp hơn, phẫu thuật nhiều lần hoặc cắt bỏ một phần lưỡi. Sau phẫu thuật, khả năng nói, thở, ăn và nuốt có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần thêm hóa trị hoặc xạ trị để loại bỏ tối đa những tế bào ung thư còn sót lại.
Nha Trang (Theo Medicalnewstoday)
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi