Chủ nhật, 17/5/2020, 08:00 (GMT+7)

4 mẹo cân bằng cuộc sống khi điều trị ung thư vú di căn

Bệnh nhân ung thư vú di căn phải dành hầu hết thời gian cho các phương pháp điều trị, do đó, cần có các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Việc giải tỏa tâm lý, rời sự chú ý của bản thân khỏi bệnh tật cũng có thể giúp quá trình hồi phục của bệnh nhân ung thư nhanh, hiệu quả hơn. 

Thay bữa ăn lớn thành nhiều phần nhỏ lành mạnh

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với các bệnh nhân ung thư vú. Người bệnh cần nạp đủ chất béo, protein (đạm), carbohydrate (tinh bột), vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau quá trình điều trị ung thư cường độ cao như hóa, xạ trị. 

Người bệnh cần nạp đủ chất béo, protein (đạm), carbohydrate (tinh bột), vitamin và khoáng chất. Ảnh: iStock.

Người bệnh cần nạp đủ chất béo, protein (đạm), carbohydrate (tinh bột), vitamin và khoáng chất. Ảnh: iStock.

Đôi khi, các phương pháp điều trị tích cực sẽ gây ra các tác dụng phụ khiến bệnh nhân chán ăn, lở loét, miệng có mùi kim loại, buồn nôn. Do đó, bệnh nhân ung thư nói chung, ung thư vú di căn nói riêng, có thể chia 3 bữa lớn (sáng, trưa, tối) như bình thường thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với đồ ăn nhẹ giàu dinh dưỡng như bơ đậu phộng, kem, các loại hạt, đồ uống dinh dưỡng và thanh granola.

Dành ra 10 phút để tập thể dục

Trước đây, các bác sĩ đều khuyên các bệnh nhân ung thư vú di căn nên nghỉ ngơi tuyệt đối nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ ĐH British Columbia chỉ ra rằng aerobic và các hình thức luyện tập khác có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi, cung cấp nhiều năng lượng hơn. Bên cạnh đó, việc rèn luyện cũng giúp người bệnh ngủ ngon, sâu hơn. 

Duy trì hoạt động cũng là một cách hiệu quả để chống lại sự căng thẳng và lo lắng về sống chung với ung thư di căn. Thậm chí, tập thể dục còn có thể cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ do hóa trị, được gọi là brain chemo. 

Người bệnh có thể điều chỉnh chương trình tập thể dục theo thể lực và quỹ thời gian của bản thân. Nếu bận rộn với việc điều trị vào ban ngày, hãy dành ra 10 phút vào buổi sáng để đi bộ. Sau đó, dành 10 phút tập sức bền, giãn cơ hoặc tập yoga vào buổi chiều. Bệnh nhân có thể tăng thời gian luyện tập nếu có thời gian. 

Điều quan trọng nhất trong luyện tập với bệnh nhân ung thư vú di căn là lắng nghe cơ thể. Ví dụ, nếu ung thư đã di căn tới xương, người bệnh nên tập nhẹ, tránh các bài tác động mạnh như chạy, nhảy để tránh gãy xương. 

Lưu ý, bệnh nhân cần dừng luyện tập ngay lập tức nếu gặp tình trạng khó thở, đau đớn, chóng mặt. 

Lên lịch trị liệu tâm lý

Ung thư vú di căn không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn gây ra tình trạng lo lắng, căng thẳng dai dẳng. 

Đừng cố gắng vượt qua điều này một mình. Bệnh nhân nên gặp gỡ một nhà trị liệu chuyên làm việc với những người bị ung thư giai đoạn cuối. Trị liệu tâm lý bao gồm nhiều hình thức: Tư vấn cá nhân, nhóm hoặc gia đình. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh chọn loại mang lại cảm giác thoải mái nhất với mình.

Bệnh nhân ung thư vú di căn nên thực hiện trị liệu tâm lý để cải thiện chất lượng cuộc sống. Ảnh: ndnr

Bệnh nhân ung thư vú di căn nên thực hiện trị liệu tâm lý để cải thiện chất lượng cuộc sống. Ảnh: ndnr

Người bệnh cũng có thể tham gia một nhóm hỗ trợ cho những người bị ung thư vú di căn. Các nhóm hỗ trợ thường xuyên gặp gỡ nhau trong bệnh viện, trung tâm cộng đồng, nơi thờ cúng hoặc nhà riêng. Trong các nhóm này, bệnh nhân ung thư vú di căn sẽ gặp được những người có trải nghiệm tương tự, từ đó, nhận được những lời động viên, khuyên về cách đối phó với bệnh ung thư và các tác dụng phụ của việc điều trị. 

Thư giãn trước khi ngủ

Giấc ngủ là liều thuốc 'giải độc' hoàn hảo cho một ngày điều trị căng thẳng nhưng trên thực tế, hơn một nửa phụ nữ bị ung thư vú di căn gặp vấn đề với giấc ngủ. Tình trạng đau đớn và lo lắng có thể làm gián đoạn giấc ngủ hàng đêm của họ.

Nếu không thể ngủ, hãy thử thực hiện một kỹ thuật thư giãn như thiền, tập yoga nhẹ nhàng, tắm nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng để làm dịu tâm trí trước khi đi ngủ. Đồng thời, giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ, tối, yên tĩnh và thoải mái khi ngủ.

Nhật Lệ (Theo Healthline)

 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×